«Jens Stoltenberg khiêu khích người Nga một cách không cần thiết. Tôi nghĩ ông ta chỉ đơn giản là đang kiếm ăn. Mà nói chung thì chúng ta còn cần NATO làm chi khi Liên Xô đã sụp đổ rồi?», - Alistair Moore viết.
«Nga có mọi cơ sở để xem việc Ukraina gia nhập NATO là hành động khiêu khích!», - Jonathan Davies bổ sung.
Theo quan niệm của độc giả, phương Tây sao không suy nghĩ về phản ứng với tên lửa Nga ở các nước Mỹ Latinh.
«Chẳng nhẽ Stoltenberg không khiêu khích hay sao? Hãy nhớ lại cách phản ứng như lên cơn thần kinh của Hoa Kỳ về hiện diện của tên lửa Liên Xô ở Cuba, vậy tại sao Matxcơva không có quyền phản đối khi NATO bố trí lực lượng ngay trước cửa ngõ nước Nga?», - paul dee nêu ý kiến.
«Liệu bạn có nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ rất hạnh phúc nếu Nga bắt đầu triển khai các hệ thống vũ khí và thiết bị quân sự khác nhau của họ ở Mexico hoặc Canada?», - một độc giả khác lưu ý.
Đối tác thứ sáu của NATO
Vào tháng 12 năm 2014 Verkhovnaya Rada của Ukraina đã đưa sửa đổi vào hai đạo luật, từ bỏ quy chế quốc gia không tham gia các khối. Tháng 2 năm 2019, Quốc hội Ukraina thông qua sửa đổi Hiến pháp, quy nhận đường lối của đất nước hướng tới EU và NATO. Ukraina đã trở thành quốc gia thứ sáu nhận quy chế Đối tác của NATO với khả năng mở rộng thêm.
Trước đó, cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tuyên bố, để gia nhập khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, Ukraina phải đạt một số tiêu chí, mà việc thực hiện sẽ mất rất nhiều thời gian.
Hôm thứ Năm, bà Maria Zakharova đại diện Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố rằng việc Ukraina gia nhập NATO là «lằn ranh đỏ» đối với Matxcơva.