Những tổn thất lớn nhất được ghi nhận ở Nga, Bulgaria, Latvia, Mỹ và Ba Lan. Theo nghiên cứu, chỉ số cao kỷ lục được ghi nhận ở chính các nước nói trên xuất phát từ tỷ lệ tử vong cao do virus ở những người trong độ tuổi tương đối trẻ.
Cần lưu ý rằng cơ sở để thống kê và phân tích là dữ liệu về 37 quốc gia phát triển được lưu trong cơ sở dữ liệu quốc tế về tử vong ở người The Human Mortality Database.
Các chuyên gia làm rõ rằng không thể tính toán đầy đủ tác động do của cái chết của những người tử vong thuần túy vì COVID-19 đối với tình hình nhân khẩu học, vì việc này gặp khó khăn trong việc hệ thống hóa nguyên nhân tử vong. Ngoài ra, không thể so sánh một cách chính xác các phương pháp đăng ký tử vong ở các quốc gia khác nhau.
Chính xác hơn là tính toán tỷ lệ tử vong vượt mức - sự khác biệt giữa con số tử vong do nhiễm coronavirus dự đoán trước đại dịch và số người tử vong thực sự được ghi nhận vào cuối năm ngoái. Những thay đổi về tuổi thọ và số năm tuổi thọ bị mất do tử vong sớm cũng được thống kê.
Kết quả cho thấy ở hầu hết các quốc gia được nghiên cứu, chỉ số về tuổi thọ dự kiến vào cuối năm ngoái đã giảm nhưng ở mức có thể dự đoán được. Ở Nga, con số này giảm 2,32 năm, ở Mỹ - 1,98 năm, ở Bulgaria - 1,75 năm, ở Latvia - 1,61 năm và ở Ba Lan - 1,36 năm.
Lưu ý rằng chỉ số về tuổi thọ vào cuối năm 2020 không thay đổi ở Hàn Quốc, Na Uy và Đan Mạch. Tuy nhiên ở New Zealand và Đài Loan con số này tăng (lần lượt là 0,66 và 0,35 năm).
Chỉ số về số năm tuổi thọ bị mất đi do tử vong sớm theo kết quả nghiên cứu năm ngoái là 28 triệu năm, trong đó của nam giới là 17,3 triệu năm.