Theo mô tả sáng chế mới, mũ bảo hiểm bao gồm thân mũ, kính bảo vệ mặt, hệ thống bộ đàm, một van thở, tấm lọc hấp thụ khí và các chất khác cũng như thiết bị hấp thụ chất lỏng an toàn.
Đồng thời, các tấm lọc hấp thụ có thể tháo rời gồm hai hoặc ba loại được sử dụng để bảo vệ hệ thống hô hấp, có thể nhanh chóng được thay thế tùy thuộc vào loại vũ khí hóa học mà kẻ địch sử dụng. Những tấm lọc này được làm dưới dạng đĩa phẳng, được chia thành các ngăn chứa các chất hấp thụ, nằm đối xứng ở cả hai bên mũ bảo hiểm ở vùng tai và thái dương.
Theo bản mô tả, các tấm lọc được sử dụng trong mũ bảo hiểm có thể bảo vệ quân nhân khỏi bụi phóng xạ, chất độc hại, hóa chất công nghiệp độc hại và phương tiện vũ khí sinh học.
Một trong những ưu điểm khác của mũ giáp phòng độc là hoạt động ở chế độ "sẵn sàng" có thể chuyển sang trạng thái "chiến đấu" chỉ trong 3-4 giây khi bắt gặp nguy cơ kẻ địch sử dụng vũ khí hóa học, giúp giảm khả năng tổn thất quân đến 50 lần so với phương tiện bảo hộ cá nhân hiện có.
Để chứng minh tính hiệu quả của sáng chế này, các nhà khoa học đưa ra ví dụ loại mũ bảo hiểm phòng độc khác được chế tạo ở Nga để so sánh. Theo các chuyên gia của Trung tâm Khoa học 27 BQP Nga, những mẫu mũ bảo hiểm tương tự trước đây có một số nhược điểm. Ví dụ như không thể thay đổi tấm lọc trên mũ, vị trí tấm lọc được bố trí phía trước mũ, chứ không phải ở hai bên thái dương, gây trở ngại cho việc ngắm bắn, không thể chuyển mũ bảo hiểm phòng độc từ chế độ thụ động sang chế độ hoạt động nên nhanh hết pin. Các chuyên gia cho rằng những nhược điểm này và cả các đặc điểm chưa hoàn chỉnh khác của sản phẩm mới sẽ được khắc phục trong quá trình phát triển.