«Đây không phải là cái gì giật gân, bởi sau khi Hoa Kỳ giảm thiểu sự phản đối do kết quả từ sự thuyết phục và thỏa thuận của bà Merkel, tức là trên thực tế họ từ bỏ ý tưởng phong toả đường ống, thì mọi sự chuyển trở lại châu Âu. Nhưng ở châu Âu hiện hữu bối cảnh quyền lực riêng. Có nhóm nước khá nổi bật chống kịch liệt», - ông Fedor Lukyanov nói với Sputnik.
Đức chờ kết quả thuận lợi
«Ngoại trưởng Berbock đâu có khẳng định rằng «Dòng chảy phương Bắc-2» sẽ không hoạt động, mà bà chỉ nói rằng hiện thời nó chưa tương ứng với yêu cầu. Như vậy hẳn sẽ có cuộc mặc cả mới với Ủy ban châu Âu về điều kiện vận hành, về nguyên tắc phân chia lợi ích, v.v… Tất nhiên đây là việc không mấy dễ chịu, nhưng mặt khác, «Gazprom» đã sống với cảnh này trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ. Theo tôi nghĩ, kết cục sẽ là người ta thương lượng đạt những điều khoản nào đó cùng chấp nhận được», - chuyên gia Lukyanov nhận xét.