Theo chuyên gia này, hiện nay vệ tinh Ukraina vẫn chưa được nhận dạng, mặc dù theo hiệp định được ký vào tháng 8/2021 giữa Kiev và Washington, Mỹ phải đưa nó vào cơ sở dữ liệu. Cơ sở này có thể truy cập trên một trang web riêng.
Việc nhận dạng diễn ra với sự trợ giúp của chủ sở hữu phương tiện vũ trụ, hoặc trong trường hợp chủ sở hữu muốn tiết lộ đường bay của nó trên quỹ đạo, hoặc trong khuôn khổ các thỏa thuận như trường hợp của Sich-2-30, chuyên gia viết.
Vì cho đến nay nó vẫn chưa được nhận dạng nên chuyên gia Kolesnik phán đoán có thể việc liên lạc với vệ tinh gặp vấn đề.
"Không có liên lạc ổn định (hoặc hoàn toàn không có liên lạc) với vệ tinh Sich-2-1 (Sich-2-30), do đó không thể cung cấp thông tin cho phía Mỹ về các thông số mở rộng liên quan đến chuyển động của vệ tinh để nhận dạng nó một cách đầy đủ", - chuyên gia viết.
Vệ tinh đầu tiên của Ukraina sau 11 năm vắng bóng được phóng lên quỹ đạo ngày 13/1 bằng tên lửa đẩy Falcon 9 của Elon Musk.
Vệ tinh Sich-2-30 được thiết kế để giám sát việc sử dụng đất đai, thảm thực vật, tài nguyên rừng và tài nguyên nước, cũng như khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời nó còn có chức năng giúp thu thập dữ liệu chất lượng đủ chuẩn về việc cây dựng các công trình kỹ thuật, việc di chuyển thiết bị quân sự và tàu thuyền. Sich-2-30 là vệ tinh đầu tiên riêng của Ukraina có mặt trên quỹ đạo sau 11 năm vắng bóng. Theo kế hoạch đến năm 2025 Ukraina sẽ lập đủ một nhóm gồm 8 vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo Trái đất.