"Các yêu cầu khắt khe của mà Hoa Kỳ đưa ra dựa trên cái mà họ cho là mối đe dọa đối với lợi ích hoặc sự tồn tại cốt lõi của đất nước, chính là lý do vì sao chính sách trừng phạt không thành công", - tác giả giải thích và lưu ý rằng trong một số trường hợp, Nhà Trắng bắt đầu nhận thấy áp lực kinh tế như mục đích tự thân, họ tin rằng việc áp dụng các hạn chế mới sẽ dẫn đến sự đầu hàng mong muốn.
Tuy nhiên, theo nhà báo, phương pháp này không hiệu quả. Có thời, các nhà lãnh đạo Iran, Syria, Afghanistan, Venezuela và Triều Tiên đã chứng minh rằng không có khó khăn kinh tế nào buộc họ phải chấp nhận các tối hậu thư đe dọa quyền lực của họ.
Smith viết, khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt với các điều khoản mơ hồ hoặc luôn thay đổi trong khi tránh tiếp xúc ngoại giao, các chính phủ sẽ mất hy vọng rằng các hạn chế sẽ được dỡ bỏ.
“Đáng ngạc nhiên là những người ủng hộ chính sách gây áp lực về kinh tế không thèm tính tới phản ứng của các quốc gia bị trừng phạt", - ông lập luận.
Giới quan sát tin rằng Mỹ và các đồng minh có thể lặp lại những sai lầm trong quá khứ trong tình hình hiện nay ở Ukraina, do Washington vẫn chưa vạch ra các điều kiện cụ thể dỡ bỏ các hạn chế đã áp đặt với Matxcơva.
Сuộc chiến kinh tế
Các nước phương Tây đã áp đặt những biện pháp trừng phạt quy mô lớn chống Nga sau khi Matxcơva bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hoá Ukraina. Các hạn chế ảnh hưởng trước hết đến lĩnh vực ngân hàng và khâu cung cấp sản phẩm công nghệ cao. Ở châu Âu vang lên lời kêu gọi từ bỏ nguồn năng lượng của Nga. Một số công ty đã chấm dứt hoạt động trên lãnh thổ Nga.
Theo nhận định của Điện Kremlin, những hạn chế và trừng phạt này là cuộc chiến kinh tế chưa từng có, nhưng Nga đã sẵn sàng đối phó với diễn biến sự kiện như vậy. Ngân hàng Trung ương Nga thi hành biện pháp để bình ổn tình hình trên thị trường ngoại hối; các khoản thanh toán trong giao dịch cung cấp khí đốt cho các nước «không thân thiện» được thực hiện bằng đồng rúp.