"Một quốc gia như Nga không thể bị cô lập về mặt chính trị hay kinh tế trong thời gian dài. Ngành công nghiệp Đức cần những nguyên liệu thô mà Nga có. Đây không chỉ là dầu khí, mà còn là các nguyên tố đất hiếm. Và đây là những nguyên liệu thô không thể thay thế một cách đơn giản", - Schroeder nói với New York Times.
Theo ông, sau chiến dịch đặc biệt ở Ukraina sẽ phải tương tác lại với Nga.
"Mọi chuyện luôn diễn ra như vậy", - cựu thủ tướng nói thêm.
Các nước phương Tây đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt để đáp trả chiến dịch đặc biệt của Liên bang Nga nhằm phi quân sự hóa Ukraina. Một số công ty tuyên bố rút khỏi thị trường Nga và đóng cửa các cơ sở sản xuất tại nước này. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý rằng các công ty phương Tây rút khỏi Nga vì chịu áp lực rất lớn, nhưng Nga sẽ giải quyết tất cả các vấn đề về kinh tế mà phương Tây tạo ra cho họ.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Trước đó, trong bài phát biểu trước người dân, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo về chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass. Ông nhấn mạnh rằng các kế hoạch của Moskva không bao gồm việc chiếm đóng Ukraina, mục đích chỉ nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hóa Ukraina, đồng thời ông Putin nói thêm rằng toàn bộ trách nhiệm với cuộc đổ máu sẽ thuộc về lương tâm của chế độ Kiev. Người đứng đầu Nhà nước Nga gọi mục tiêu của chiến dịch là bảo vệ người dân của hai nước CHND Donetsk và CHND Lugansk, đã phải chịu đựng chế độ diệt chủng trong vòng suốt tám năm qua.
Theo Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Lực lượng vũ trang chỉ tấn công vào cơ sở hạ tầng quân sự và quân đội Ukraina, và tính đến ngày 25 tháng 3, họ đã hoàn thành các nhiệm vụ chính của giai đoạn đầu - làm giảm đáng kể tiềm năng chiến đấu của Ukraina.