Các chính sách thiển cận của Thủ tướng Johnson có thể khiến nước Anh bị bài xích

Những tranh chấp và xung đột của Thủ tướng Anh Boris Johnson với Liên minh châu Âu và Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR) đã đặt Vương quốc Anh vào thế khó coi trên trường quốc tế và có thể khiến quốc gia này trở thành đối tượng bị bài xích, nhà báo Luke McGee của CNN viết.
Sputnik

“Những nhân vật bảo thủ ở Điện Westminster có quan điểm không đồng nhất về việc tất cả những điều này tồi tệ đến đâu. Một số người lo ngại rằng những vụ bê bối hiện nay và lời lẽ khoa trương của ông Johnson đang biến Vương quốc Anh thành một đối tượng bị bài xích. Tệ hơn nữa, họ sợ rằng một quốc gia như Vương quốc Anh, thành viên lâu năm của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, đang trêu đùa luật pháp quốc tế một cách quá nhanh và quá tự do, tạo ra một tiền lệ khủng khiếp vào thời điểm mà nền dân chủ đang bị đe dọa ở nhiều nơi trên thế giới. Mặt khác, một số nghị sĩ cho rằng những người chỉ trích ông Johnson bị kích động bởi những điều mà người bình thường không mấy quan tâm”, - nhà báo viết.

Thủ tướng Anh Boris Johnson giải thích lý do tại sao ông ta không từ chức
McGee phán đoán rằng những xích mích quốc tế của ông Johnson chắc chắn vẫn còn dư âm đối với chính trường trong nước. Một số người thích lập trường cứng rắn của ông ta, trong khi những người khác sẽ càng thêm ái ngại trước việc người đàn ông này là Thủ tướng của họ.
Nguyên nhân bất đồng là do Ngoại trưởng Anh Liz Truss công bố dự thảo luật sửa đổi Nghị định thư Bắc Ireland. Nếu được thông qua, luật này sẽ cho phép London đơn phương bỏ qua một số điều khoản của thỏa thuận Brexit được thống nhất vào năm 2019. Điều này buộc EU phải bắt đầu các thủ tục pháp lý chống lại Anh vì không tuân thủ các quy định của nghị định thư.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Maros Sefcovic, "không có lý do pháp lý và chính trị nào" cho phép đơn phương thay đổi các điều kiện một cách "bất hợp pháp". Còn theo các nhà chức trách Anh, mọi việc tuyệt đối đều nằm trong quy định pháp luật.
Thảo luận