Giáng một đòn mạnh vào sự thống trị của đồng USD
“Kể từ bây giờ, cả Nga và Trung Quốc đều không coi đồng đô la Mỹ là đồng tiền dự trữ. Đây là một thách thức khá lớn, bởi vì hai nước này không phải là các quốc gia bậc trung. Nga là một gã khổng lồ về năng lượng tiếp tục duy trì được sức nặng của mình trên thế giới. Trung Quốc là nhà sản xuất số một trên thế giới, cả về thu mua và sản xuất nguyên liệu thô. Do đó, việc cả hai cường quốc kinh tế đang thoát khỏi đồng đô la Mỹ, cũng như việc một quốc gia hùng mạnh như Ấn Độ cũng thông qua quyết định tương tư, cho thấy rằng, các quá trình tương tự sẽ xảy ra với các nước tầm trung. Ví dụ, Thổ Nhĩ Kỳ rất quan tâm đến việc sử dụng tiền tệ quốc gia trong các giao dịch thương mại. Đồng đô la Mỹ đang mất giá trên thế giới; ở châu Âu đồng USD đã từ lâu cạnh tranh với đồng euro. Xét theo mọi việc, phạm vi ảnh hưởng của đồng USD sẽ sớm bị hạn chế ở các nước thế giới thứ ba”, - chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ nhận xét.
Sự trỗi dậy của châu Á trong thế kỷ 21
“Không nên quên rằng, trật tự thế giới mới chủ yếu được hình thành trong nền kinh tế. Điều quan trọng là Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đang tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại dựa trên việc sử dụng đồng tiền quốc gia, bằng cách này họ củng cố vị thế độc lập trước các thế lực bên ngoài. Trong thế kỷ 21, tương lai địa chính trị sẽ được xác định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, - ông Barış Adıbelli nói.
Đối thoại SCO
“Nếu Thổ Nhĩ Kỳ đảm nhận vị trí của mình trong trật tự thế giới mới đang hình thành ở châu Á thì điều đó sẽ làm cho cả châu Á và châu Âu đều có lợi, bời vì nhờ vị trí địa chính trị Thổ Nhĩ Kỳ theo truyền thống đóng vai trò là cầu nối trong quan hệ giữa hai lục địa này. Ngày nay, khi việc cung cấp các nguồn năng lượng là vô cùng quan trọng, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm vị trí then chốt như một hành lang vận chuyển các nguồn năng lượng từ Tây Á đến Châu Âu, vận chuyển hàng hóa và dịch vụ đến Châu Á”, - chuyên gia Adybelli lưu ý.