Giải phóng Thủ đô - Mốc son lịch sử, bản anh hùng ca thời đại Hồ Chí Minh

HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng mùa thu lịch sử 10/10/1954, cả Hà Nội nhộn nhịp, ngập trong rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân tràn ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau những năm tháng trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Sputnik
Từ khoảnh khắc đó, Thủ đô Hà Nội sạch bóng quân thù. Lịch sử mảnh đất ngàn năm văn hiến bước sang trang mới.

Đánh dấu bước ngoặt lịch sử

Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội là cột mốc quan trọng khi miền Bắc Việt Nam đã hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân. Với cả đất nước Việt Nam, đây là dấu hiệu tích cực cho thấy nhân dân đang làm chủ vận mệnh của mình và đất nước, phấn khởi bắt tay vào xây dựng xã hội mới.
Trao đổi với Sputnik, TS. Nguyễn Mạnh Hà, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, phân tích rằng từ xưa đến nay, dưới các triều đại phong kiến, các kẻ thù xâm lược đã từng chiếm đóng Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Nhưng tất cả những âm mưu này đều bị đập tan bởi sức mạnh từ quân và dân Việt Nam.

“Lần này, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chiến đấu và giải phóng Thủ đô Hà Nội. Đây là sự kiện rất quan trọng vì người Hà Nội coi việc Thủ đô giải phóng đánh dấu một biểu tượng. Vì đối với một đất nước, một quốc gia thì Thủ đô bao giờ cũng quan trọng nhất. Thủ đô lại được giải phóng, mở ra thời kỳ mới - tiếp quản Thủ đô, tổ chức xây dựng để Thủ đô ngày càng vững mạnh, tươi đẹp hơn và cũng là bộ mặt của cả nước, dẫn đầu các địa phương của cả nước”, TS. Nguyễn Mạnh Hà nhấn mạnh.

Hà Nội trang hoàng chào mừng kỷ niệm 68 năm Giải phóng Thủ đô
Ngày 19/12/1946, kháng chiến chống Pháp nổ ra. Hà Nội là địa phương đầu tiên phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, đặc biệt từ vĩ tuyến 16 trở ra. Sau hơn 7 năm chiến đấu (19/12/1946 - 10/10/1954), cuối cùng Hà Nội cũng được giải phóng.
“Hà Nội mở đầu kháng chiến toàn quốc và Hà Nội cũng được giải phóng đầu tiên ở miền Bắc. Hà Nội là địa bàn theo Hiệp định Geneve là “Địa bàn 80 ngày”. Nghĩa là sau 80 ngày, quân Pháp phải rút khỏi Hà Nội để bộ đội vào tiếp quản. Vì vậy, tính đến ngày 10/10/1954 là tròn 80 ngày”, TS. Nguyễn Mạnh Hà, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết thêm.
Việc quân đội Việt Nam tiếp quản Thủ đô Hà Nội mở đầu cho việc tiếp quản các khu vực trọng yếu tại miền Bắc như Hải Dương, Hải Phòng.

“Trong Hiệp định Geneve ghi rõ, Hải Dương là Khu vực 100 ngày thì sau đúng 100 ngày Hải Dương được quân đội Việt Nam tiếp quản. Hải Phòng là khu vực 300 ngày thì mãi đến tận 13/5/1955 thì quân Pháp tập kết lực lượng tất cả về Hải Phòng, rút khỏi miền Bắc Việt Nam bằng đường biển”, vị chuyên gia cho biết.

Hà Nội tích cực xây thêm hầm chui

Minh chứng cho đường lối sáng suốt của Đảng

Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 không chỉ là sự kiện lịch sử quan trọng trong trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Đây còn là minh chứng hùng hồn cho đường lối sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam).
TS. Nguyễn Mạnh Hà nêu rõ, Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vẫn gọi là Đảng Cộng sản Đông Dương. Trên thực tế Đảng vẫn tồn tại và hoạt động bí mật nhưng có hình thức tuyên bố tự giải tán và thành lập Hội những người nghiên cứu Chủ nghĩa Marx Đông Dương (11/11/1945).
Hà Nội trang hoàng chào mừng kỷ niệm 68 năm Giải phóng Thủ đô
Tháng 2/1951, Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II. Đại hội chủ trương từ Đảng Cộng sản Đông Dương phát triển thành ba đảng ở Việt Nam, Lào, Campuchia và quyết định đưa Đảng từ hoạt động bí mật ra hoạt động công khai, vừa tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân ta vừa có nghĩa vụ phối hợp giúp đỡ đảng cách mạng Lào, Campuchia đấu tranh giành thắng lợi.

“Ở Việt Nam, Đại hội quyết định thành lập Đảng Lao động Việt Nam. Suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng đã đề ra được đường lối hết sức sáng suốt, sớm, đúng đắn và có tính khoa học. Đường lối này bao gồm 4 nội dung chính: kháng chiến toàn dân, kháng chiến toàn diện, kháng chiến lâu dài và kháng chiến phải dựa vào sức mình là chính”, TS. Nguyễn Mạnh Hà chỉ ra.

Cũng theo vị chuyên gia, Đảng xác định cuộc kháng chiến này phải vận động được toàn dân tham gia. Nếu so sánh lực lượng của toàn dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến với mấy chục vạn quân xâm lược là một con số hoàn toàn có lợi cho Việt Nam.
Hà Nội trang hoàng chào mừng kỷ niệm 68 năm Giải phóng Thủ đô
Kháng chiến toàn diện không phải chỉ có Đảng chủ trương, đánh quân sự, đấu tranh vũ trang mà phải kết hợp với các lĩnh vực khác như chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa tư tưởng. TS. Nguyễn Mạnh Hà, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhấn mạnh:

“Trên thực tế, Đảng đã kết hợp được một cuộc kháng chiến toàn diện. Trong đó nổi bật nhất đó là sự kết hợp giữa chính trị, quân sự và ngoại giao. Ví dụ, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trận Điện Biên Phủ là thắng lợi rất lớn về quân sự. Thắng lợi trận Điện Biên Phủ mở ra cơ hội ngoại giao tại Hội nghị Geneve để kết thúc chiến tranh. Đây chính là đường lối kháng chiến toàn diện nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn hơn kẻ thù, để chiến thắng kẻ thù”.

Đường lối thứ ba là kháng chiến lâu dài. Khi bước vào kháng chiến nếu so sánh lực lượng giữa Việt Nam và thực dân Pháp và tay sai thì phía Việt Nam không hề có lợi. Nếu chỉ mang lực lượng sẵn có để phản công thì không khả thi. Rõ ràng phải tổ chức kháng chiến lâu dài, vừa đánh vừa xây dựng lực lượng. Đánh thắng từng trận, từng chiến dịch rồi tiến tới đánh thắng cả một cuộc chiến tranh.
Hà Nội trang hoàng chào mừng kỷ niệm 68 năm Giải phóng Thủ đô
Đường lối thứ tư là dựa vào sức mình là chính. Sau ngày tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 thành công, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời thì chưa có một quốc gia nào công nhận. Việt Nam phải tự mình kháng chiến trong vòng vây.
Đầu năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh có chuyến thăm Trung Quốc và Liên Xô nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao. Lúc đó Việt Nam mới nhận được sự công nhận và giúp đỡ của Trung Quốc và Liên Xô về vũ khí, trang bị để đánh lại thực dân Pháp. Từ đó, Việt Nam trở thành thành viên của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

“Vì thế Việt Nam xác định phải tự dựa vào sức mình là chính, chứ không phải ngồi chờ sự giúp đỡ ở bên ngoài. Đây là đường lối kháng chiến độc lập, tự chủ. Bốn đường lối kháng chiến được thể hiện rất rõ trong suốt quá trình Đảng lãnh đạo tiến tới giải phóng Thủ đô”, TS. Nguyễn Mạnh Hà kết luận.

Xây cầu "Hà Nội không giới hạn" đặc biệt bắc qua sông Hồng trên 8.600 tỷ đồng

Bài học tạo động lực trong công cuộc đấu tranh, giành độc lập Tổ quốc

Từ sự kiện 10/10/1954 có thể thấy được rằng, nếu một quốc gia, một dân tộc, người dân của Thủ đô quyết tâm đứng lên kháng chiến thì sẽ tạo nên được sức mạnh đoàn kết. Vì mỗi người dân có tinh thần yêu nước đều có ý chí thống nhất. Và ý chí thống nhất đó sẽ giúp đoàn kết mọi người vào ý chí giải phóng Thủ đô, kháng chiến thắng lợi thì cuối cùng sẽ tạo nên sức mạnh kháng chiến.

“Chúng ta biết rằng, khi Đảng phát động toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội thì lực lượng đã thua kém so với quân Pháp rất nhiều. Vậy tại sao chúng ta lại giữ được Hà Nội trong 60 ngày? Rõ ràng chúng ta phải có chủ trương, cách đánh phù hợp thì chúng ta mới giành được thắng lợi, kéo dài khoảng thời gian để đưa cả nước chuyển từ thời bình sang thời chiến. Đây là chủ trương rất đúng đắn. Từ đó cho thấy, bài học đầu tiên là phải xác định được quyết tâm, mục tiêu kháng chiến thì mới đoàn kết được toàn dân”, TS. Nguyễn Mạnh Hà chỉ ra.

Chủ tịch Hà Nội: Nhà nước bắt ai cơ bản là không oan. Vừa rồi COVID-19 'ting ting' nhiều lắm
Quán triệt phương châm vừa kháng chiến, vừa kiến quốc của Đảng, trong quá trình kháng chiến, Hà Nội đã phát huy cao độ khả năng và tinh thần tự lực, tự cường, độc lập chiến đấu cao. Đồng thời, luôn phối hợp với chiến trường cả nước, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”.

“Bài học thứ hai, quân và dân Thủ đô nói riêng và quân dân cả nước nói chung xác định sự nghiệp, cuộc sống của mình do chính mình quyết định. Do đó, chúng ta phải tìm mọi cách để kháng chiến nhằm giành lại Thủ đô của mình, đánh đuổi kẻ thù xâm lược, xây dựng thành phố của mình”, vị chuyên gia đúc kết.

Hà Nội: Chủ tịch Trần Sỹ Thanh cấm cán bộ can thiệp ‘xin xỏ’khi vi phạm giao thông
Hiểu rõ sức mạnh của hậu phương luôn luôn chuyển hóa trong quá trình chiến tranh, với nhiệt tình cách mạng cao, nhân dân Hà Nội đã biết khai thác cơ sở vật chất hiện có để làm ra nhiều sản phẩm phục vụ cho cuộc kháng chiến lâu dài. TS. Nguyễn Mạnh Hà, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu lịch sử Đảng, chỉ ra bài học tiếp theo:

“Bài học thứ ba, Thủ đô được giải phóng tuy nhiên còn rất nhiều khó khăn vì bị chiến tranh tàn phá. Quân dân Thủ đô xác định phải đương đầu và khắc phục khó khăn, đồng thời đề ra được chủ trương chính sách phù hợp từng bước xây dựng Thủ đô. Phải có tình yêu lớn lao với Thủ đô mới có thể làm được điều đó. Đây là một nét rất riêng”.

Sự kiện giải phóng Thủ đô 10/10/1954 mang lại cho người dân Thủ đô niềm tự hào, động lực để xây dựng Hà Nội ngày một lớn mạnh, xứng đáng là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, Thành phố vì hòa bình, một đô thị văn minh, hiện đại; xứng tầm là Thủ đô của một đất nước năng động, đổi mới và phát triển.
Thảo luận