"Các biện pháp trừng phạt mà các nước phương Tây áp đặt đối với Nga sẽ không ảnh hưởng đến kết quả của cuộc xung đột ở Ukraina", - nhà báo này tin tưởng.
Theo ông, lý do đầu tiên khiến các biện pháp trừng phạt chống Nga thất bại là sự ủng hộ Moskva từ các quốc gia khác, bao gồm cả Ấn Độ và Trung Quốc, không tham gia các biện pháp trừng phạt chống Nga.
"Nga có nhiều đòn bẩy hơn và một nửa trong số các nước G20 đã quyết định đặt lợi ích kinh tế của họ lên hàng đầu", - chuyên gia này nói.
Lý do thứ hai, nhà quan sát cho rằng sự dễ bị tổn thương của châu Âu và sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, vì các quyết định cắt giảm nguồn cung từ Nga chủ yếu ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước EU.
Lý do thứ ba là vai trò quan trọng của Nga trên thị trường thực phẩm. Giá năng lượng và lương thực tăng cao đã cuốn theo các nước nghèo, đặc biệt là ở châu Phi và Trung Đông. Điều này có thể dẫn đến bất ổn và biến động xã hội, và kết quả tất yếu sẽ là nạn đói, bệnh tật và làn sóng người tị nạn mới di cư đến châu Âu, tác giả tin tưởng. Với những đe dọa này, nhà báo giải thích mong muốn của nhiều nước bỏ qua các lệnh trừng phạt và mua thực phẩm và hàng hóa trực tiếp từ Nga.
Ví dụ về việc suy giảm ảnh hưởng của Mỹ là công việc của Trung Quốc và Nga nhằm tạo ra một hệ thống thanh toán có thể trở thành một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán SWIFT và thương mại Ấn Độ - Nga, hiện không được tiến hành bằng đô la Mỹ mà bằng tiền tệ quốc gia của mình.
Các biện pháp trừng phạt chống Nga
Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Matxcơva.
Các nước thuộc Liên minh Châu Âu xem xét phương án từ bỏ dầu mỏ và khí đốt của Nga. Nhiều quốc gia tuyên bố đóng băng tài sản của Nga và kêu gọi từ bỏ năng lượng Nga. Tất cả những điều này đã trở thành vấn đề đối với Mỹ và châu Âu, khiến giá nhiên liệu và lương thực tăng mạnh.