"Berlin và Paris chỉ đồng ý ở một điều: nếu muốn thúc đẩy lợi ích của mình trên chính trường thế giới, thì EU là một nhân tố tăng cường sức mạnh", - tác giả chắc chắn.
Ông giải thích Pháp và Đức có những lợi ích quốc gia khác nhau về cơ bản, chính họ chứ không phải các quốc gia châu Âu mới là ưu tiên trong chính trị của cả hai nước.
Sự khác biệt giữa Paris và Berlin nghiêm trọng đến mức hai bên đã hoãn các cuộc tham vấn liên chính phủ chung cho đến tháng Giêng, với điều kiện là họ có thể đạt được thỏa hiệp vào thời điểm đó.
Nhà quan sát nhấn mạnh sự khác biệt giữa Đức và Pháp là bản chất từ xưa. Ví dụ, doanh nghiệp Pháp Dassault và bộ phận quân sự của Đức trong Airbus đang nghiên cứu "siêu máy bay chiến đấu" FCAS. Gần đây, Tây Ban Nha đã tham gia dự án, dẫn đến việc giảm tỷ trọng của Pháp. Dassault đe dọa rút khỏi vì tự mình có khả năng thực hiện. Đến lượt mình, Berlin đang phát triển hệ thống phòng không toàn châu Âu ESSI và không muốn sử dụng hệ thống chống tên lửa SAMP/T của Pháp - Ý trong đó, điều này khiến Paris khó chịu.
Nguyên nhân gây tranh cãi
Một điểm gây tranh cãi khác là kế hoạch của Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhằm hỗ trợ ngành năng lượng. Đức dự định phân bổ 200 tỷ euro cho những mục đích này, khiến Pháp không hài lòng. Paris cho rằng Berlin đang sử dụng ưu thế kinh tế để cạnh tranh không trung thực với các đối tác EU.
Đến lượt Pháp, họ ngăn chặn dự án đường ống dẫn khí Midcat từ Tây Ban Nha đến Đức. Paris cũng bức xúc trước việc các nhà máy điện hạt nhân của Đức ngừng hoạt động. Và người Pháp không đơn độc trong sự bất bình này.
Đồng thời, Đức phẫn nộ trước việc Pháp từ chối sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp cuộc khủng hoảng Ukraina leo thang.