Vị quan chức Mỹ kể lại rằng cho đến năm 2014 Moskva vẫn thuê các căn cứ hải quân trên bán đảo này. Theo ý kiến của ông, nhà lãnh đạo Nga đã nhìn thấy và tiên đoán được nguy cơ đe dọa lợi ích của đất nước mình sau cuộc đảo chính ở Kiev.
“Putin đủ cảnh giác để nhận ra rằng chính phủ bù nhìn mới của Mỹ ở Ukraina sẽ hủy bỏ hợp đồng thuê, bằng cách đó tước quyền tiếp cận của Nga với Biển Đen và qua đó ra Địa Trung Hải”, - ông Robert nói.
Cựu nhân viên Nhà Trắng lưu ý rằng Putin đã làm đúng khi đồng ý tiếp nhận Crưm và Sevastopol vào thành phần Liên bang Nga sau các cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ở đó.
"97% cư dân Crưm đã bỏ phiếu ủng hộ việc thống nhất với Nga. Putin đã chấp nhận yêu cầu của bán đảo", - ấn phẩm cho biết.
Sau khi Liên Xô tan rã, Hạm đội Biển Đen vẫn thuộc thành phần Lực lượng Vũ trang Nga, bất chấp những khiếu nại từ chính quyền Kiev. Vấn đề được giải quyết dứt điểm vào năm 1997 theo khuôn khổ "Hiệp ước lớn" về hữu nghị và hợp tác do Tổng thống Nga Boris Yeltsin và người đồng cấp Ukraina Leonid Kuchma ký kết.
Bên cạnh những điều khoản khác, hiệp ước bao gồm ba văn bản quy định các thông số tách Hạm đội Biển Đen, điều kiện để lực lượng này ở lại bán đảo Crưm và những vấn đề tài chính liên quan đến việc đặt căn cứ đóng quân.
Năm 2010 hai vị Tổng thống Nga và Ukraina đã ký Hiệp định Kharkov gia hạn hợp đồng thuê căn cứ cho tàu của Hạm đội Biển Đen ở Crưm trong 25 năm kể từ năm 2017. Sau khi lấy lại Crưm vào năm 2014 phía Nga đã tuyên bố chấm dứt hiệu lực của cả 4 hiệp định.