"Dữ liệu tình báo chỉ ra rằng Iran đang yêu cầu Nga giúp mua thêm vật liệu hạt nhân và chế tạo nhiên liệu hạt nhân ... Loại nhiên liệu này ... có tiềm năng rút ngắn hơn nữa cái gọi là «thời gian đột phá» của Iran trong chu trình chế tạo vũ khí hạt nhân", - kênh truyền hình thông báo.
Cũng có lưu ý rằng hiện vẫn chưa rõ liệu Matxcơva có chấp thuận yêu cầu của Tehran hay không.
Theo thông tin của kênh truyền hình này, ê-kip chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đang lo ngại theo dõi khả năng phát triển quan hệ giữa Nga và Iran.
"Các giao dịch của bên thứ ba với Nga về cơ bản phá hoại cấu trúc của thỏa thuận năm 2015, là rất đáng lo ngại và càng làm ít có cơ hội trở lại thỏa thuận", - một quan chức chính quyền Mỹ giấu tên nhận xét như vậy, khi phóng viên truyền hình hỏi rằng, liệu đà phát triển quan hệ đối tác giữa Nga và Iran có phải là yếu tố ngăn cản cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân.
Thỏa thuận hạt nhân
Năm 2015, Anh, Đức, Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Pháp và Iran đã ký kết Thỏa thuận hạt nhân - JCPOA, ngụ ý dỡ bỏ các lệnh trừng phạt để đổi lấy việc hạn chế chương trình hạt nhân của Iran. Năm 2018, dưới thời Tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ rút khỏi JCPOA và khôi phục các lệnh trừng phạt chống Iran. Cuối tháng 8 năm 2022, Washington tuyên bố vẫn chưa đạt được sự hiểu biết chung với Tehran về thành tựu thỏa thuận