"Điều đó là hợp lý nếu dựa trên cách hành xử từ trước tới nay của phương Tây. Nhưng bản thân nó lại phi lý", - nhà ngoại giao nói với hãng tin.
Ngay từ trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Bucharest năm 2008, khi hội nghị quyết định Ukraina và Gruzia có thể trở thành thành viên của khối, Nga đã cảnh báo về sự nguy hiểm của động thái này, Thứ trưởng Ngoại giao lưu ý.
Theo ông, NATO đang quên đi nguyên tắc không ai củng cố an ninh của mình bằng an ninh của người khác.
"Chúng tôi đã cam kết không thực hiện bất kỳ động thái nào có thể ảnh hưởng đáng kể đến an ninh của nhau. Nếu một bên nói không làm điều này thì không cần - trong khi cần phải ngồi xuống thống nhất về cách đảm bảo an ninh cho cả hai bên NATO và Nga, đảm bảo an ninh cho Ukraina. Việc này không được thực hiện, lý do được cho là chính Ukraina muốn như vậy, còn NATO chỉ đáp ứng yêu cầu của một quốc gia có chủ quyền, và nói chung, đây là một phần nguyên tắc các quốc gia có quyền tự lựa chọn cho mình cách thức đảm bảo an ninh”, - ông Grushko nhận định.
Nhà ngoại giao nói rõ rằng việc mở rộng Liên minh Bắc Đại Tây Dương không góp phần tăng cường an ninh cho chính khối này.
“Nhân đây nói thêm rằng việc kết nạp Phần Lan và Thụy Điển làm an ninh của NATO kém đi, bởi vì việc đó tạo ra đường giới tuyến dài hơn 1.200 km với Nga, quốc gia bị NATO tuyên bố là đối thủ chính và là mối đe dọa đối với bản thân liên minh”, - Thứ trưởng Ngoại giao Nga nói thêm.