"Chúng ta cần rời khỏi Crưm, bởi vì người Nga sẽ không bao giờ từ bỏ. Crưm là của Nga, chưa bao giờ là của Ukraina, ngoại trừ thời kỳ Khrushchev bàn giao cho Ukraina, khi họ là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô”, - chính trị gia nói.
Ông tin một trong những vấn đề của Ukraina nằm ở tình trạng chính sách đối ngoại của nước này, điều này cần được xác định bởi một thỏa thuận quốc tế. Lelouch nói thêm việc Kiev gia nhập EU sẽ khiến nước này trở thành thành viên của phương Tây chứ không phải là "cầu nối giữa hai bờ". Người châu Âu cũng sẽ có nghĩa vụ đối với Ukraina, vì thỏa thuận gia nhập EU cũng bao hàm các đảm bảo an ninh. Chính trị gia nhấn mạnh phát triển các sự kiện như vậy sẽ không phù hợp với Nga. Kết quả là, theo ý kiến của ông, Ukraina có thể trở thành một quốc gia vùng đệm theo ví dụ của Afghanistan, nơi sẽ có sự đối đầu giữa các lực lượng bên ngoài.
"Nỗi sợ hãi của tôi là Ukraina sẽ trở thành một khu vực như vậy đối với người châu Âu và chúng ta sẽ không thể thoát khỏi tình trạng này", ông tổng kết.
Crưm là của ai?
Crưm trở thành một khu vực của Nga vào tháng 3 năm 2014 theo kết quả trưng cầu dân ý sau cuộc đảo chính ở Ukraina. Trong cuộc trưng cầu dân ý có 96,77% cử tri ở Crưm và 95,6% ở Sevastopol bỏ phiếu ủng hộ việc gia nhập thành phần Liên bang Nga. Ukraina vẫn coi Crưm là lãnh thổ của mình nhưng bị chiếm đóng tạm thời, nhiều nước phương Tây ủng hộ Kiev trong vấn đề đó. Ban lãnh đạo Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng người dân Crưm biểu quyết tán thành việc thống nhất với Nga một cách dân chủ, theo đúng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, vấn đề Crưm "đã khép lại vĩnh viễn".