Vàng Việt tiếp tục 'lệch pha' thế giới

HÀ NỘI (Sputnik) - Theo đà tăng của vàng thế giới, giá vàng trong nước tăng mạnh lên 68,2 triệu đồng/lượng đầu phiên giao dịch 27/1 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Sputnik
Sáng 27/1, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng mua vào 67,20 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 68,20 triệu đồng/lượng, cùng tăng 300.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra so với cuối phiên 19/1. Chênh lệch giá bán vàng đang cao hơn giá mua 1 triệu đồng/lượng.
Trước đó, ngày 26/1, Doji Hà Nội niêm yết ở mức 66,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,5 triệu đồng/lượng (bán ra). Doji TP.HCM mua vàng SJC ở mức 66,7 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 67,7 triệu đồng/lượng.
Độc lạ Việt Nam: Giá vàng từ các doanh nghiệp trong nước "lệch pha"
Thời điểm 9h05’ sáng 27/1, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra ở mức 67,20 – 68,10 triệu đồng/lượng, so với phiên giao dịch 19/1, giá vàng mua vào tăng 700.000 đồng/lượng; giá bán ra tăng 500.000 đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán vàng tại DOJI đang ở mức 1,1 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD áp dụng cho ngày 27/1 là 23.608 VND/USD. Giá mua - bán USD tại Sở giao dịch NHNN đang ở mức 23.450 - 24.780 VND/USD.
Giá vàng Việt Nam đang ‘đánh bay’ quy luật thị trường?

Giá vàng thế giới

Tới 10h16' hôm nay (ngày 27/1, giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.927,9 USD/ounce, giảm 9,1 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 4 trên sàn Comex New York ở mức 1.943,4 USD/ounce, tăng 5,1 USD/ounce so với đêm qua.
Sáng 27/1, vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá gần 54,9 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế và phí, thấp hơn khoảng 13,32 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước).
Giới chuyên gia đánh giá, nỗi sợ suy thoái kinh tế và lạm phát là yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu đối với vàng. Đà tăng mới của vàng cũng xuất hiện trùng thời điểm lợi suất trái phiếu Mỹ và đồng USD tiếp tục giao dịch ở mức thấp. USD chạm mức thấp nhất 8 tháng.
Ở Hoa Kỳ nêu hậu quả nguy hiểm của việc vội vàng áp đặt trần giá dầu
Trong khi đó, USD-Index - chỉ số đo sức mạnh của đồng USD với các tiền tệ lớn khác - đang đạt mức 101,6 điểm - trở về mức giá hồi tháng 5/2022. Đây cũng là mức thấp nhất 8 tháng trở lại đây.
Như vậy, đà tăng phi mã của USD trong năm 2022 đã không kéo dài sang năm nay. USD chịu sức ép khi giới đầu tư đánh giá các bước đi tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Theo định giá của các thị trường tiền tệ, khả năng ngân hàng trung ương Mỹ tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp chính sách sắp tới lên đến 95%.
Thảo luận