Chỉ ra những hậu quả do sai lầm của Mỹ trong quan hệ với Nga mang lại

Chính sách chống Nga mà Hoa Kỳ theo đuổi lại làm thế giới tiến đến gần hơn thời điểm bắt đầu trật tự đa cực trong chính trị quốc tế, bình luận viên Ted Snider của báo American Conservative cho biết.
Sputnik

"Bị cắt đứt quan hệ với các thị trường phương Tây, Nga buộc phải hướng về phương Đông - Trung Quốc, Ấn Độ, cộng đồng Á-Âu, cũng như nhóm các quốc gia bị áp đặt lệnh trừng phạt. Chính vì vậy nên những quy định hạn chế của phương Tây thực sự đã làm thế giới tiến gần hơn đến sự xuất hiện thế đa cực", - Snider nhận định.

Theo tác giả, Mỹ coi Nga là mối đe dọa trước mắt, trong khi Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài đối với Nhà Trắng. Snider cho rằng Bắc Kinh, một đồng minh lâu năm của Moskva, đang thách thức trật tự thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu. Nhà quan sát gọi liên minh giữa Nga và Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy "thế giới về mặt địa chính trị đang rời bỏ trật tự đơn cực".
Trung Quốc và Ấn Độ phá vỡ kế hoạch của phương Tây nhằm "bóp nghẹt" nền kinh tế Nga
Ngoài ra, nhà báo lưu ý rằng nhiều quốc gia từ chối áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga cho dù bị Mỹ gây sức ép. Trong số các quốc gia như vậy, theo Snider, có Ấn Độ, Brazil và Nam Phi. Các quốc gia này không những không đồng ý với việc áp đặt cấm vận mà còn duy trì quan hệ đối tác với Moskva.

“Thật khó để các nước Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Phi tin vào những tuyên bố mang tính hai mặt theo tư tưởng Mani giáo của phương Tây về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa dân chủ và chuyên chế”, - tác giả bình luận.

Để kết luận, nhà báo nói rằng những khu vực này "có ký ức” của riêng họ, và khi Mỹ chỉ trích Nga "xâm phạm biên giới và chủ quyền quốc gia", thì đối với họ hành vi đó của Mỹ lại bốc mùi đạo đức giả”.
Thảo luận