"Nếu Ba Lan kết nối lợi ích chiến lược lâu dài của mình với việc tiêu diệt Nga, mọi chuyện sẽ kết thúc. Họ không thể sống sót sau chuyện này", - chuyên gia nhận định.
Theo chuyên gia này, vị trí nằm ở "trung tâm châu Âu" của Ba Lan khiến cho nước này có hai khả năng: tham gia vào cuộc xung đột hoặc đảm bảo sự ổn định trong khu vực. Lựa chọn đầu tiên, theo Macgregor, sẽ kết thúc bằng sự hủy diệt đất nước, trong khi lựa chọn thứ hai đáp ứng các mục tiêu chiến lược, nhưng đòi hỏi sự cởi mở trong đối thoại với Moskva.
Nhà phân tích lưu ý rằng ngay cả khi Ba Lan định sử dụng vũ khí ở Ukraina, thì nước này cũng cần cân nhắc cẩn thận thế lực của mình vì phải hiểu rằng Nga sẽ không bỏ qua động thái như vậy mà không đáp trả.
"Nếu các vị di chuyển về phía tây Ukraina mà không có sự hỗ trợ của NATO thì liệu người Nga có chấp nhận điều đó hay không? Hay họ vẫn coi các vị là con ngựa thành Troy của NATO? <…>. Người Nga sẽ kiên quyết, họ sẽ tấn công tiêu diệt các vị. Vì vậy, nếu các vị chắc chắn về việc này, nếu Vilnius và Warsaw thực sự muốn đạt được điều gì đó ở Tây Ukraina, thì tôi nghĩ đã đến lúc rời khỏi NATO. Trục xuất tất cả quân đội nước ngoài khỏi Ba Lan và gửi các nhà ngoại giao của các vị tới Moskva", - chuyên gia nói.
Ông Macgregor nói thêm rằng Ba Lan cũng cần chấm dứt cung cấp vũ khí và "chắc chắn nên ủng hộ tính trung lập của những gì sẽ thay thế quốc gia mà ngày nay chúng ta gọi là Ukraina". Theo chuyên gia, những tuyên bố như vậy không nên đưa ra công khai, tuy nhiên trên bình diện riêng tư chúng có thể thuyết phục Nga bắt đầu đối thoại.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần tuyên bố rằng Moskva sẵn sàng cho giải pháp chính trị-ngoại giao để tháo gỡ cuộc khủng hoảng Ukraina.