Hoa Kỳ rơi vào cái bẫy. Liên minh mới đối trọng phương Tây đang được hình thành ở đâu

Nga và Iran sẽ sớm nâng cấp thỏa thuận hợp tác mà họ đã ký năm 2001, có tính đến tình hình địa chính trị hiện tại. Ở phương Tây, điều này được coi là đáng lo ngại - trong những năm gần đây Tehran khẳng định vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao.
Sputnik

Mối quan hệ hợp tác bền vững

Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian đã đến Matxcơva vào tháng 3. Sau cuộc gặp với Sergei Lavrov, ông tuyên bố chuẩn bị một thỏa thuận chiến lược dài hạn sẽ thay thế văn bản được ký năm 2001 dưới thời Tổng thống Mohammad Khatami.
Trong hai thập kỷ qua, chính quyền ở Iran đã thay đổi nhiều lần, nhưng điều này không ảnh hưởng đến quan hệ với Nga. Chương trình nghị sự chung chỉ được mở rộng. Ví dụ, Tehran tham gia đàm phán theo định dạng Tiến trình hòa bình Astana do Matxcơva khởi xướng - cơ chế đàm phán cho việc giải quyết vấn đề Syria. Cách đây một tháng, Iran chính thức được kết nạp vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Iran đã nộp đơn xin trở thành thành viên đầy đủ của BRICS, có lẽ, nội dung này sẽ được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh ở Nam Phi.
Theo Đại sứ Iran tại Nga Kazem Jalali, thỏa thuận gần như đã sẵn sàng.
"Các cuộc họp đã được tổ chức ở Tehran và đang tiếp tục ở Matxcơva. Chúng tôi hy vọng rằng sau đó tài liệu sẽ được hoàn thiện. Chúng tôi tin rằng, Nga và Iran sẽ ký thỏa thuận hợp tác toàn diện lâu dài trước cuối năm nay", - nhà ngoại giao cho biết. Sau đó cơ quan lập pháp của hai nước sẽ phê chuẩn thỏa thuận này.
"Đơn vị thiện chiến nhất" của Iran ở Syria có thể đang chuẩn bị tấn công Mỹ và Israel

Tính toán sai lầm của Mỹ

Iran đang củng cố vị thế, uy tín quốc tế của mình phần lớn là nhờ những hành động hấp tấp của Mỹ. Tám năm trước, Tehran đã ký Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) được gọi là thỏa thuận hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ dần các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, vào năm 2018, sau khi nhậm chức tổng thống, Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và công bố các hạn chế bổ sung. Sau đó Iran không còn giống một quốc gia bị bỏ rơi nữa, mà giống như một nạn nhân của Hoa Kỳ và nhà lãnh đạo tai tiếng của nước này.
Điều quan trọng là các đối tác châu Âu đã nhiều lần kêu gọi Mỹ quay trở lại JCPOA. Nhưng bây giờ tình hình đã thay đổi. Sau khi nhận thức được rằng, cuộc đàm phán với Washington không thể mang lại kết quả (Hoa Kỳ có thể rút khỏi bất kỳ thỏa thuận nào), Tehran đã chuyển sang các hướng khác. Bao gồm cả việc củng cố vị trí của mình trong khu vực.
Ví dụ, một trong những sự kiện chính trong năm nay theo hướng Trung Đông là việc Iran và Ả Rập Xê Út đạt thỏa thuận bình thường hóa quan hệ ngoại giao sau 7 năm căng thẳng. Đối với người Mỹ, mà thời gian gần đây các chế độ quân chủ vùng Vịnh có mối quan hệ căng thẳng với Washington, đây là một cái tát vào mặt. Hơn nữa, Bắc Kinh đã thiết lập được mối quan hệ với cả Riyadh và Tehran, điều này cũng gây khó chịu cho Washington. Ngoài ra, Trung Quốc là đối tác chính của Nga.

"Iran đã đẩy mạnh chính sách hướng Đông để đối trọng với các lệnh trừng phạt của Mỹ và làm suy yếu vị thế của châu Âu trong các cuộc đàm phán hạt nhân đang bị đình trệ bằng cách ngày càng liên kết với Trung Quốc", - Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu (CEPA, trụ sở tại Washington DC) cho biết. - Thương mại song phương và sự ủng hộ đang gia tăng, điều đó có thể thấy qua việc Tehran khen ngợi kế hoạch hòa bình Ukraina của Trung Quốc".

Năm 2021, Trung Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược 25 năm với Iran.

Giáo sư Emil Avdaliani của Đại học Châu Âu cho biết: “Trung Quốc ngày càng được coi là huyết mạch chính của Cộng hòa Hồi giáo nhờ việc trong hai năm qua nước này mua dầu thô từ Iran trị giá 47 tỷ USD”.

Khả năng của phương Tây bị hạn chế

Vào tháng 3, trước cuộc gặp của ông Lavrov với Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có chuyến công du 3 quốc gia Trung Đông. Ở đó, ông đã cảnh báo về sự phát triển của mối quan hệ quân sự "không thể tưởng tượng được" giữa Nga và Iran. Nhà Trắng cảnh giác với việc chia sẻ công nghệ, nhưng chuyến đi này nhằm mục đích trấn an các đồng minh Trung Đông của Hoa Kỳ rằng Mỹ sẽ ở đây lâu dài.
Biển Đông
Philippines tố Trung Quốc dùng vòi rồng chống các tàu ở vùng Biển Đông đang tranh chấp
Đồng thời, các chuyên gia từ Viện Trung Đông (MEI) có trụ sở tại Washington nhắc nhở rằng, sự tương tác không chỉ mang tính chất quân sự.

"Mátxcơva và Tehran đang hợp tác trong nhiều lĩnh vực, tạo thuận lợi cho thương mại và kinh doanh song phương, đẩy nhanh việc hình thành các tuyến đường vận chuyển quá cảnh (bao gồm hành lang giao thông Bắc-Nam với một đoạn băng qua Biển Caspi), liên kết các hệ thống ngân hàng để tạo thuận lợi cho các giao dịch tài chính", - ông Alex Vatanka, Giám đốc chương trình Iran tại Viện Trung Đông, nhận xét. - Tất cả những điều này góp phần vô hiệu hóa các biện pháp trừng phạt và củng cố các cấu trúc đa phương bên ngoài các thể chế phương Tây”.

Và không nên phóng đại quá mức sự cạnh tranh giữa Nga và Iran trên thị trường năng lượng.
"Cả hai bên đều cho rằng, những nhượng bộ kinh tế được biện minh bởi giá trị chiến lược lâu dài của sự hợp tác. Vì vậy, phương Tây không nên đặt hy vọng vào những bất đồng giữa Matxcơva và Tehran", - ông Alex Vatanka lưu ý.
Viện Trung Đông không tán thành những nỗ lực của Hoa Kỳ và Châu Âu gây áp lực, điều này sẽ chỉ đẩy Iran xích lại gần với Nga và Trung Quốc.
Phương Tây có thể cố gắng khôi phục thỏa thuận hạt nhân. Tuy nhiên, ở Washington, ngay cả dưới thời Biden, không có tiến triển nào về vấn đề này. Một lựa chọn khác là các cuộc tập trận chung của NATO trong khu vực. Theo Alex Vatanka, điều này sẽ chứng minh rằng an ninh của Iran không được đảm bảo bằng việc nối lại quan hệ chiến lược với Nga. Nhưng, để tổ chức các cuộc tập trận cần có sự hỗ trợ của những người chơi khác, bao gồm cả các quốc qia vùng Vịnh. Và họ đang ngày càng rời xa Hoa Kỳ.
Thảo luận