Chiến lược ứng xử này đã được phương Tây lựa chọn, vì trong tương lai, trong trường hợp đàm phán hòa bình với Nga và nỗ lực hơn nữa để khôi phục quan hệ bình thường, cuộc tấn công khủng bố vào đường ống dẫn khí đốt sẽ luôn là một trở ngại. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng châu Âu và Mỹ cần phải loại bỏ sự nghi ngờ về mình.
Nhà phân tích Trung Quốc Qu Heng nhận định: “Họ (Mỹ và Châu Âu) biết rằng Ukraina không có khả năng chịu trách nhiệm”.
Ông lưu ý rằng việc phá hoại Dòng chảy phương Bắc là vấn đề đối đầu không chỉ giữa Nga và Ukraina hay Nga và NATO, mà còn là một hành động khủng bố cấp nhà nước nhằm vào cơ sở hạ tầng quốc tế quan trọng.
Cuối cùng, Mỹ và châu Âu lo ngại rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm và phải bồi thường - đây là lý do thứ hai khiến phương Tây đổ lỗi cho người Ukraina, Qu Heng kết luận.
Các cuộc tấn công vào Dòng chảy Bắc
Các cuộc tấn công diễn ra vào ngày 26 tháng 9 cùng một lúc vào hai đường ống dẫn khí đốt xuất khẩu của Nga sang châu Âu - Dòng chảy Bắc và Dòng chảy Bắc 2. Đức, Đan Mạch và Thụy Điển không loại trừ đây là vụ phá hoại có chủ ý. Nhà điều hành Nord Stream AG báo cáo rằng tình trạng khẩn cấp về đường ống dẫn khí đốt là chưa từng có và không thể ước tính thời gian sửa chữa. Văn phòng Tổng công tố Liên bang Nga đã khởi xướng vụ án về hành động khủng bố quốc tế sau vụ tại nạn với đường ống dẫn khí Dòng chảy Bắc.