“Thất bại của các biện pháp răn đe hạt nhân chiến lược truyền thống của Mỹ và Anh hoàn toàn tương phản với hàng loạt cuộc thử nghiệm thành công do các đồng nghiệp Nga thực hiện”, - chuyên gia nhận định.
Bài báo đề cập đến thành công của Nga trong các vụ phóng tên lửa Bulava từ tàu ngầm Borei, các cuộc thử nghiệm hệ thống tên lửa chiến lược Yars, cũng như vụ phóng thử tên lửa hành trình Burevestnik.
Ritter cho rằng Nga sẽ tiếp tục các chương trình hiện đại hóa hạt nhân hiện tại, đặc biệt là trong điều kiện nước này không còn bị hạn chế bởi bất cứ điều gì sau khi rút khỏi Hiệp ước hạn chế vũ khí tấn công chiến lược.
Theo chuyên gia, tình trạng này sẽ làm phức tạp thêm việc phát triển lực lượng hạt nhân của Mỹ và Anh, hai nước sẽ buộc phải chi hàng trăm tỷ USD nhưng vẫn sẽ thua kém Nga.
Ritter lưu ý rằng các chính trị gia Mỹ sẽ phải nhận ra thực tế mới và thích nghi với nó, nếu không Mỹ có thể phải lâm vào một cuộc chạy đua vũ trang vô nghĩa mà nước này không có khả năng giành chiến thắng.
“Thời kỳ ưu thế hạt nhân không thể phủ nhận của Mỹ đã kết thúc”, - nhà phân tích kết luận.
Theo các nguyên tắc cơ bản trong chính sách quốc gia của Nga trong lĩnh vực răn đe hạt nhân, Moskva chỉ coi vũ khí hạt nhân là một phương tiện răn đe, việc sử dụng loại vũ khí này là biện pháp cực đoan và bắt buộc, đồng thời thực hiện mọi nỗ lực cần thiết để giảm thiểu mối đe dọa hạt nhân, không để quan hệ giữa các quốc gia trử nên căng thẳng có khả năng dẫn đến xung đột quân sự, trong đó có xung đột hạt nhân.