"Việc tăng cường lực lượng vũ trang của họ (châu Âu) sẽ đòi hỏi nhiều tiền bạc và công sức hơn nữa. Quá trình này có thể được đẩy nhanh bằng cách triển khai lực lượng hạt nhân", - chuyên gia nhận định.
Bandow lưu ý rằng quân đội Nga vượt trội châu Âu tập thể ngay cả khi chưa tính đến kho vũ khí hạt nhân của Nga. Theo ông, vũ khí hủy diệt hàng loạt của bản thân châu Âu có thể mang lại cho chính họ cơ hội chống lại một quốc gia hùng mạnh.
Chuyên gia này cũng nhắc lại rằng Pháp và Anh đã có kho vũ khí loại này, nhưng các quốc gia này sẽ không sử dụng vũ khí của mình "chẳng hạn vì lợi ích của các nước vùng Baltic”. Bandow tự tin rằng người châu Âu cần một lực lượng hạt nhân tập thể, do Liên minh châu Âu hoặc NATO điều hành.
Ngoài ra, nhà phân tích thừa nhận rằng các biện pháp như vậy có liên quan đến rủi ro đối với an ninh toàn cầu. Theo ông, các nước châu Âu có thể thực hiện những bước đi mạo hiểm hơn nhiều để chống lại Moskva khi biết rằng họ được lá chắn hạt nhân che chở.
"Càng có nhiều vũ khí hạt nhân thì càng có nhiều nguy cơ xảy ra sai sót khi vận hành và rò rỉ. Các quốc gia hạt nhân mới đang làm suy yếu nguyên tắc (cơ bản) về không phổ biến vũ khí hạt nhân", - Bandow lo ngại.
Moskva nhiều lần lưu ý rằng các nước NATO đang theo đuổi chính sách hiếu chiến và bành trướng trong quan hệ với Nga, tìm cách mở rộng khối quân sự về phía đông, triển khai quân đội và vũ khí ở gần biên giới Nga. Theo ông Dmitry Peskov Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, các hành động của Liên minh Bắc Đại Tây Dương khẳng định việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina là một quyết định đúng đắn.