"Chúng ta đang đối phó với kẻ thù, và Crưm chọc tức họ, đặc biệt là vì vùng đất này đã trở về Nga một cách hoàn toàn không đau đớn do sự lựa chọn có ý thức của người dân trên bán đảo. Việc này đã khiến họ tức giận ngay từ đầu, từ năm 2014. Và nói chung, họ - các nước phương Tây – vẫn nhớ mãi Crưm kể từ các cuộc chiến tranh với Nga trong nhiều thế kỷ qua, đối với họ đó là một tiền đồn của Nga và do vậy luôn khơi dậy mối ác cảm đặc biệt”, - ông Mikheev nói với Sputnik.
"Họ coi Crưm là biểu tượng cho sự trở về của người Nga, của các vùng đất Nga và do đó luôn cố gắng tấn công nó bằng vũ khí của mình. Hơn nữa trong 10 năm qua, bán đảo này đã đạt được khá nhiều thành tựu so với trước. Các cuộc tấn công nhằm vào biểu tượng cho sự trở lại thành công và hòa bình của Crưm được họ coi là quan trọng từ quan điểm trả thù và đe dọa, cũng như gây ra thiệt hại trên thực tế”, - người đối thoại với hãng tin nhận xét.