Theo hãng tin này, các nước châu Âu không thể hiện “sự nhiệt tình đặc biệt” đối với ý tưởng nói trên.
“Những gì chúng tôi biết là việc sử dụng tài sản để thế chấp sẽ liên quan đến các vấn đề pháp lý, kinh tế và tài chính, tương tự như việc tịch thu…”, - một quan chức cho biết được nội dung thảo luận nói với hãng tin.
Theo người đối thoại, việc sử dụng tài sản để thế chấp có nghĩa là nắm giữ nó, “trong trường hợp này là tịch thu tài sản đó”. Như bài báo lưu ý, bốn quan chức châu Âu khác đã đồng ý với quan điểm vừa nêu.
Trước đó tờ Politico dẫn lời một số chính trị gia châu Âu cho biết EU e ngại việc tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga để giúp Ukraina vì sợ Nga trả đũa.
Truyền thông phương Tây gần đây viết rằng G7 và các nước EU đang thảo luận kế hoạch sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga làm tài sản thế chấp để giúp tái thiết Ukraina. Theo họ, các nước phương Tây đang soạn thảo kế hoạch phát hành giấy nợ để tài trợ cho việc tái thiết Ukraina bằng cách sử dụng tài sản của Nga làm tài sản thế chấp.
Điện Kremlin tuyên bố rằng việc đưa ra những quyết định như vậy “sẽ là một động thái vi phạm tất cả các quy tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế”. Bộ Ngoại giao gọi việc đóng băng tài sản của Nga ở châu Âu là hành vi trộm cắp, lưu ý rằng EU không chỉ nhắm vào tài sản của các cá nhân mà còn cả tài sản nhà nước.