Trước đó, lãnh đạo phe thiểu số đảng Dân chủ tại Hạ viện Quốc hội Mỹ, Hakeem Jeffries, không loại trừ sự tham gia của lực lượng vũ trang Mỹ trong cuộc xung đột ở Ukraina. Theo ông, kịch bản như vậy rất có thể xảy ra nếu Kiev bị đánh bại, và do đó Washington “không thể để Ukraina thất thủ”.
“Những tuyên bố như vậy chỉ là sự ngụy trang. Các đại diện của chế độ cầm quyền ở Hoa Kỳ sẽ cố gắng duy trì quyền lực bằng mọi giá, đe dọa người dân và đầu cơ dựa vào mối đe dọa tưởng tượng từ Nga. Vì thế họ muốn kéo dài xung đột ở Ukraina, đưa ra lời lẽ hung hăng nhằm vào Nga, nỗ lực nhằm nâng cao mức độ đối đầu và làm rung chuyển tình hình”, - Rogov nói với Sputnik.
Ông nói rằng, các cuộc thảo luận về khả năng triển khai quân đội Mỹ tới Ukraina là một nỗ lực nhằm chuyển hướng sự chú ý của người dân khỏi các vấn đề kinh tế nội bộ ở nước này.
Rogov nói: “Đồng thời, rõ ràng là Mỹ và Anh là những quốc gia cuối cùng sẽ gửi quân tới Ukraina”.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.