Những tấm gương tày liếp
Mặc dù BQP Nga bác tin có sự thiệt hại nghiêm trọng về máy bay chiến đấu hiện đại của KQ Nga, nhưng rõ ràng họ đã phần nào thừa nhận sự chủ quan của lực lượng bảo vệ và cần thiết phải tăng cường bảo vệ căn cứ ở nước ngoài.
Có rất nhiều kinh nghiệm của các nước về phòng vệ các căn cứ KQ tiền tuyến khỏi bị tập kích bởi hỏa lực bắn từ mặt đất. Gần đây nhất là kinh nghiệm của Mỹ ở Afghanistan. Còn xa hơn là các kinh nghiệm xương máu của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Tất nhiên, ở đây chỉ xét hoàn toàn trên khía cạnh chiến thuật quân sự, còn mục đích và tính chất của các cuộc tập kích này là rất khác nhau.
Vấn đề bảo vệ căn cứ KQ khỏi bị tấn công từ bên ngoài đã trở nên nóng hổi cho QĐ Mỹ theo suốt quá trình chiến tranh ở Việt Nam. Ai cũng hiểu rằng vấn đề phải đc giải quyết một cách tổng thể, từ thành lập các vành đai an toàn từ lớn đến nhỏ xung quanh sân bay, tăng cường tuần tra, trinh sát…v.v.
Tuy nhiên kinh nghiệm ở chiến trường Việt Nam cho thấy, không có một biện pháp bảo vệ nào là hoàn hảo và không có gì đảm bảo rằng sẽ không bị tấn công bởi quân đối phương, vốn là người bản địa (du kích) có những đòn hiểm, bất ngờ, táo bạo, hoặc tấn công bằng các đội đặc công thậm chí sẵn sàng cảm tử để hoàn thành nhiệm vụ.
Ở Việt Nam người Mỹ đã phải bảo vệ căn cứ của mình bằng cách đào các hầm trú ẩn, các khoang, ụ chứa máy bay, chôn xuống đất các hầm chứa nhiên liệu và vũ khí tăng cường ngụy trang máy bay và không thể thiếu các trạm, máy quan sát bên ngoài.
Ở Việt Nam, KQ Mỹ đã hứng chịu nhiều đòn tập kích chí mạng
Theo số liệu của QĐ Mỹ từ 1962 đến 1973, ở Việt Nam thiệt hại do bị pháo kích và đạn tên lửa là 393 máy bay và trực thăng và 1.185 chiếc khác bị hư hỏng. Còn thiệt hại của QĐ VNCH từ 1964 đến 1973 là 25 máy bay và trực trăng, còn 305 chiếc khác bị hư hỏng.
Số liệu về thiệt hại và hư hỏng cứ tăng dần lên cho dù các biện pháp bảo vệ và phòng chống cũng được tăng cường và hiện đại hơn.
Năm bị thiệt hại nhất của Mỹ có thể cho là năm 1968, trong năm đó KQ Mỹ bị mất và hỏng trên mặt đất do bị quân Giải phóng (QGP) tấn công đến 500 chiếc máy bay và trực thăng, mặc cho các biện pháp bảo vệ và chia lẻ các máy bay ở các căn cứ khác nhau.
Trong toàn bộ thời gian Chiến tranh VN, các căn cứ KQ Mỹ ở miền Nam VN bị tấn công 475 lần (riêng sân bay Đà Nẵng bị 95 lần) trong đó 457 lần là bị tấn công bằng pháo cối, pháo và đạn tên lửa. Đã có 6.163 phát bắn từ cối, pháo và đạn tên lửa.
Chỉ bằng cối 82 ly với vài viên đạn cũng gây cho một căn cứ KQ những thiệt hại ghê gớm cả về người và trang bị, cho dù họ (QĐ Mỹ) đã đào hầm làm ụ cất giấu máy bay, khí tài. Theo các báo cáo hồi đó của QĐ Mỹ thì 93% những lần QGP tấn công là bắn đến 40 phát cối hoặc là đạn tên lửa.
Từ 1966, QGP sử dụng đạn tên lửa 107 ly của Trung Quốc và đạn tên lửa 140 ly của Liên Xô, từ năm 1967 sử dụng thêm đạn 122 ly của Liên Xô. Lần cuối, QGP bắn từ khoảng 11km đến căn cứ KQ Mỹ. Rất dễ tính là để làm thiệt hại một máy bay Mỹ, lực lượng ta chỉ cần bắn 4 phát cối hoặc đạn tên lửa.
Một lần là đêm 31 tháng 10, rạng sáng ngày 1 tháng 11 năm 1964, QGP đã dùng sáu khẩu cối 82 ly tấn công sân bay Biên Hòa. Ta đã bắn cấp tập 64-65 phát trong vòng 20 phút từ khoảng cách 1,4 km đến sân bay (chứng tỏ đường ngắm rất chuẩn) và kết quả thật mỹ mãn.
QGP là làm cháy 5 máy bay ném bom B-57B Martin Canberra của KQ Mỹ. Bị thương 15 chiếc B 57B khác, 3 chiếc A1H và 4 chiếc trực thăng cũng nằm trong danh sách bị hư hỏng. Riêng một chiếc A1H bị trúng đạn rơi vỡ tan tành ngay tại đầu đường băng khi có ý định cất cánh khẩn cấp tháo chạy khỏi đợt tấn công.
Thiệt hại đối với B 57 là do chúng đứng quá gần nhau trên một bãi đỗ trống. Ngoài ra còn 4 lính Mỹ bị chết và 74 lính khác bị thương. Bên phía QGP có 2 chiến sỹ hy sinh.
Còn nhớ là với B 57B ở sân bay Biên Hòa còn xảy ra một vụ tai nạn khủng khiếp nữa là vào ngày 16/5/ 1965. Khi một chiếc B57 B bốc cháy khi chuẩn bị cất cánh, nó gây ra vụ nổ liên hoàn cho các máy bay đã được nạp nhiên liệu và đeo bom đứng bên cạnh.
Một quả bom 500 bảng đã nổ tung và một lượng dầu tương đương 50 nghìn Gallon cũng bùng cháy theo. Kết quả của tai nạn là 10 chiếc B57B, 15 chiếc A1E, một chiếc F8U bị hủy hoại. 30 chiếc A1 bị thương. 26 người chết và hơn 100 người bị thương.
Đêm 7/2/1965 một đơn vị QGP là C30 thuộc E409, gồm khoảng 300 người với 4 khẩu cối 82 ly đã tấn công sân bay Cam Lộc gần Pleiku. Đơn vị này đã vượt đc qua hàng rào dây thép gai vào đến bên trong sân bay từ cối 82 ly họ bắn 70 phát đạn, đồng thời các chiến sỹ đặc công áp sát đến máy bay đặt bom.
Kết quả là 6 chiếc máy bay bị hủy diệt gồm 1 chiếc vận tải CV-2 và 5 chiếc trực thăng Bell UH —1B làm bị thương 20 chiếc trực thăng khác. Trong đó có 3 chiếc phải vào danh sách loại bỏ. 1 chiếc UH bị bắn rơi.
Thiệt hai về người của QĐ Mỹ lần này là 7 người chết và 126 người bị thương.
Ngày 4/12/1966 một đội đặc công của QGP đc pháo cối yểm trợ đã tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, theo báo cáo của lính Mỹ khoảng 60 phát cối đc bắn ra và họ cho rằng chưa thực sự hiệu quả khi chỉ bị thương 2 máy bay là RF 101C và RC 47. Một trực thăng vận tải CH 3C và 17 trực thăng khác bị thương không đáng kể.
15/7/1967, QGP đã dùng hỏa tiễn 122 và 140 ly tấn công sân bay Đà Nẵng. 83 đầu đạn tên lửa do Liên Xô sản xuất được bắn ra. 10 máy bay bị cháy, 49 chiếc khác bị thương. 8 người chết và 175 người bị thương.
Sau lần bị tấn công và tai nạn tại sân bay Biên Hòa, năm 1965 BQP Mỹ quyết định tập trung cho xây dựng các khoang để chứa và bảo vệ máy bay. Bắt đầu vào tháng 8 năm 1965 đến 30/06/1967 người Mỹ đã xây dựng 506 khoang đứng lẻ hoặc thành nhóm. Đến 1969 thì họ đã xây được 1.000 chiếc.
Các kho chứa bom đạn được đào sâu vào lòng đất, các hố chứa thùng nhiên liêu đc bảo vệ bằng các bao tải cát tạo thành các bức tường.
Trong năm 1968 người Mỹ bắt đầu chương trình Concrete Sky là xây dựng các ụ hay khoang, nhà vòm để bảo vệ máy bay, khí tài ở các căn cứ KQ Mỹ ở miền Nam VN. Theo thiết kế là có thể chống lại đc đạn 122 ly bắn thẳng.
Từ tháng 10/1968 đến tháng 1/1970 người Mỹ đã làm đc 373 ụ và khoang như vậy, nhưng thật sự họ vẫn không bảo vệ được hiệu quả máy bay cũng như khí tài của mình. Rõ ràng, dù chênh lệch lực lượng, nhưng những biện pháp du kích mưu trí, táo bạo của QGP miền Nam VN đã mang lại hiệu quả lớn, giáng cho KQ Mỹ những đòn sấm sét.
Nguồn: Thời Đại