Biển Đông

Nếu Mỹ và Trung Quốc xung đột trên biển Đông: Ai sẽ bại đầu tiên?

Các chuyên gia và chính trị gia nhận đinh, nếu xảy ra xung đột Mỹ-Trung trên biển Đông, Australia có thể bị sụp đổ chỉ sau 20 ngày.
Sputnik

Tiến sĩ Malcolm Davis chuyên gia phân tích chiến lược tại Viện nghiên cứu chính sách chiến lược của Australia cảnh báo mạnh mẽ:

Trung Quốc cảnh báo chiến tranh với Mỹ

"Nếu muốn, đối phương có thể dễ dàng cắt đứt đường cung cấp nhiên liệu cho Australia một cách rất dễ dàng".

Thượng nghị sĩ Jim Molan cho biết, các lực lượng vũ trang của Úc sẽ gần như vô dụng chỉ sau 19 ngày "hoàn toàn là sự thật" và cảnh báo Úc là "một trong số ít quốc gia trên thế giới không nghiêm túc trong đảm bảo an ninh năng lượng".

Molan là một cựu sĩ quan quân đội, chỉ huy các lực lượng liên quân ở Iraq và sẽ vào Quốc hội Liên bang vào tháng tới. Nếu các kho dự trữ nhiên liệu của Australia đang trong tình trạng cạn kiệt thì quân đội chắc chắn sẽ bị đè bẹp trong khoảng thời gian đó, vị thượng nghị sĩ cho biết.

Đây là chủ đề tranh cãi nảy lửa giữa các chuyên gia và chính phủ Australia trong nhiều năm khi họ cho rằng chính phủ đã cố tình bỏ qua vấn đề này.

Úc là một trong số ít nơi trên thế giới không có dự trữ dầu, ông Molan nói.

Thượng Nghị sĩ Jim Molan:

Cảnh báo "khác thường" nhưng đanh thép của Trung Quốc dành cho Mỹ
Tiến sĩ Davis ủng hộ ý kiến của Molan và cho rằng trữ lượng nhiên liệu của Australia sẽ "chỉ được tối đa 20 ngày" nếu nguồn cung cấp bị cắt.

"Xã hội và nền kinh tế của chúng ta sẽ bắt đầu tê liệt rất nhanh như trong phim Mad Max vậy", Tiến sĩ Davis nói với trang tin điện tử news.com.au. "Giống như điện — mọi thứ phụ thuộc vào nhiên liệu để vận hành nền kinh tế. Nó rất nghiêm trọng.

"Các nhà chuyên gia quân sự đã được cảnh báo liên tục trong nhiều năm và họ thì cứ lờ nó đi."

Mối nguy hiểm về nhiên liệu cũng đã được cựu binh John Blackburn nói đến từ năm 2015 khi đường biển của Australia bị chặn bởi các lực lượng khủng bố hoặc xung đột ở Biển Đông. Nguồn cung cấp sẽ cạn kiệt chỉ sau vài tuần.

Molan cũng cảnh báo, cam kết tăng chi tiêu cho quốc phòng lên 30 tỷ USD, tương đương 2% GDP như mong muốn của Tổng thống Donald Trump với các đồng minh không đủ để đảm bảo an ninh cho Australia trong tương lai.

Báo TQ phải thừa nhận "vũ khí giúp Việt Nam khống chế được gần như toàn bộ biển Đông"
Viết trên The Australian, Molan cho rằng không có gì đảm bảo rằng Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ cho Australia.

"Bạn không thể chỉ chi 2% và đạt được sự hoàn hảo quân sự", vị thượng nghị sĩ phân tích.

Ông viết: "Khi tôi tới Iraq triển khai cùng với quân đội Mỹ năm 2004, tôi đã sai lầm khi cho rằng sức mạnh của Mỹ là vô hạn. Các cắt giảm liên tiếp thời gian qua đã làm suy yếu lực lượng của họ rất nhiều, trong chừng mực nào đó chỉ có ba lữ đoàn là sẵn sàng chiến đấu ngay lập tức".

"Chẳng có gì đảm bảo trong tương lai họ sẽ tiếp tục bảo trợ chúng ta", Molan lo lắng.

Cùng quan điểm, tiến sĩ Davis cho rằng, nếu xảy ra xung đột giữa Washington và Bắc Kinh ở Thái Bình Dương sẽ là nguyên nhân dẫn đến các đường cung cấp nhiên liệu cho Úc bị cắt đứt.

Ông giải thích: "Thay vì đầu tư vào các cơ sở lọc dầu, chính phủ đã quyết định thực hiện việc này ở nước ngoài vì cho rằng chi phí rẻ hơn".

"Họ phải sẽ phải trả giá cho điều đó một khi cuộc khủng hoảng xảy ra Trung Quốc dễ dàng cắt đứt đường cung cấp nhiên liệu và nền kinh tế của chúng ta sẽ tê liệt."

"Thật đáng kinh ngạc hơn là chúng tôi đã cảnh báo cả hai đảng chính trị trong nhiều năm về vấn đề này. "

Lời tuyên cáo hùng hồn của Việt Nam trên Biển Đông (Video)
Tổng thống Trump đã chính thức đề nghị Australia phải tăng chi tiêu quốc phòng và "chia sẻ gánh nặng" với Mỹ để nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn từ Washington.

Thông điệp từ người đứng đầu Nhà Trắng rất rõ ràng. Australia nếu không muốn đi trên dây thì không thể chỉ ngồi chờ và trong mong vào sự trở che của Mỹ, đó là lý do tại sao Australia luôn tỏ ra sốt sắng với những động thái trên biển Đông của Bắc Kinh và Washington.

Những động thái mới đây như chỉ trích gay gắt Trung Quốc bồi đắp trái phép đảo đá Vành Khăn thuộc chủ quyền của Việt Nam cho thấy dường như người Úc đã chọn phương án "không ngôi yên".

Nguồn: The Australian, Báo Đất Việt

Thảo luận