Chuyên gia về Bắc Phi, ông Abu Bakr al Ansari nói với Sputnik rằng nhìn chung yêu cầu của những người biểu tình là chính đáng, mặc dù một số lực lượng chính trị đang cố gắng sử dụng bạo loạn quần chúng cho mục đích đấu tranh với nhau.
"Sau cuộc cách mạng khiến Tổng thống Tunisia Zine el-Abidine Ben Ali từ chức, đã 7 năm trôi qua, người dân muốn thấy thành quả cách mạng, họ muốn cải thiện đời sống. Họ xuống đường, vì các đảng hiện nay đang đấu tranh giành quyền lực, nhưng không giải quyết các vấn đề của đất nước và con người. Mặc dù các vấn đề thứ hai đã đưa họ lên nắm quyền".
Để giải quyết tình hình, các đảng chính trị cần xem xét lại chính sách của mình và lắng nghe nhu cầu của người dân, vì không thể làm ngơ trước nhân dân, chuyên gia Abu Bakr al-Ansari cho biết.
Giáo sư triết học chính trị của Đại học Tunisia (Tunis University), ông Farid al Alibi nói với Sputnik rằng "chính phủ Tunisia từ thời Ben Ali (cựu chủ tịch Zine El Abidine) thường coi sự phản đối là âm mưu và là công cụ để phân phối lại của cải tư nhân và tài sản nhà nước".
"Tuy nhiên, phương án này đã thất bại, bởi vì ngày nay con người đòi hỏi những điều gần như giống 7 năm trước: đó là việc làm, tự do và sự tôn trọng".
Theo chuyên gia Farid al-Alibi, cuộc "cách mạng hoa nhài 2010-2011" đã không đạt được các mục tiêu đó. Trái lại, cuộc sống của người dân đã trở nên tồi tệ hơn, sự căng thẳng và sự bất mãn giữa chính quyền và người dân ngày càng tăng lên.