UAV và biến thể “chiến tranh qua tay người khác” ẩn chứa nhiều hiểm họa

Những ngày đầu năm 2018, trong lịch sử chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã mở ra một trang mới với việc chiến binh dùng UAV đánh vào căn cứ quân sự Nga ở Hmeymim và Tartus thuộc Syria. Cuộc tấn công đã thất bại: đêm 06 tháng Giêng, 13 "mục tiêu trên không kích thước nhỏ" đã bị các phương tiện phòng không tối tân của Nga bắn hạ hoặc vô hiệu hoá.
Sputnik

Nhà báo Đan Thi của Sputnik đã đàm đạo với Đại tá Lê Thế Mẫu, chuyên gia phân tích chính trị-quân sự thế giới nổi tiếng của Việt Nam về đề tài này.

Chuyên gia Lê Thế Mẫu nhận xét: "Cách tổ chức tấn công và dùng vũ khí như vậy ở Syria có vẻ mới, nhưng thực chất chỉ là một biến thể theo tuyến chính sách "chiến tranh qua tay người khác" từng bộc lộ trong hơn 6 năm qua ở Syria, trong đó Mỹ sử dụng cái gọi là "các lực lượng đối lập" mà thực chất có nhiều đối tượng khủng bố với vai trò nòng cốt của tổ chức mang tên "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng (IS), nhằm diệt Tổng thống Syria Basar Al-Assad, một đồng minh chiến lược của Nga ở Trung Đông. Mưu toan này của Hoa Kỳ đã bị phá sản sau khi Quân đội Chính phủ Syria với sự giúp đỡ của Nga, Iran và lực lượng tình nguyện Palestine đánh tan tác IS vào cuối năm 2017.

Cay cú không chịu thừa nhận thất bại, Hoa Kỳ chuyển sang chiến thuật "bình mới rượu cũ", nghĩa là vẫn tiếp tục sử dụng tàn quân IS tập hợp dưới hình thức mới là "các đối tác" để thực hiện mục tiêu không bao giờ thay đổi là gây bất ổn và không chấp nhận vai trò chính trị của Tổng thống Syria Basar Al-Assad trong tiến trình bình ổn "hậu IS". Dĩ nhiên, lúc này "các đối tác" của Mỹ đã không còn đủ sức tác oai tác quái trên bộ nên Lầu Năm Góc chuyển sang chiến thuật sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV) để tiếp tục tiến hành "cuộc chiến tranh qua tay người khác" ở trên không".

Bàn về vấn đề xuất xứ của những trang bị bay không người lái ở Syria trong những sự kiện mới đây, Đại tá Lê Thế Mẫu cho rằng:

Chuyên gia: quân khủng bố không thể tự mình tổ chức tấn công bằng drone ở Syria

"Tự chúng thì chiến binh khủng bố không thể có được cũng như không thể điều khiển phương tiện tấn công này nếu như thiếu sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ.

Có nhiều bằng chứng trực tiếp và gián tiếp chứng tỏ điều đó.

Thứ nhất, cơ sở dữ liệu trong các phần mềm điều khiển UAV chứa đựng những thông tin tình báo rất chính xác về các mục tiêu cần tấn công như tọa độ mục tiêu, các tham số về độ cao, hướng bay và tốc độ gió. Tàn quân khủng bố trên lãnh thổ Syria không đủ khả năng thu thập những thông tin đó. Những thông tin này phải nhờ máy bay và vệ tinh trinh sát cung cấp. Ngoài Mỹ ra, không một "đối tác" nào của tàn quân IS ở Syria có thể cung cấp những thông tin như vậy cho các UAV. Cũng chính vì thế mà phía Nga đã phát hiện thấy lịch trình bay của các phi cơ do thám điện tử của Mỹ thường trùng hợp với hoạt động của các UAV trên bầu trời Syria.

Các UAV tấn công Hmeymim

Thứ hai là, thiết kế và tính chất công nghệ của những chiếc UAV vô cùng phức tạp, thậm chí có khả năng chống lại các biện pháp chiến tranh điện tử. Theo nhận định của Thiếu tướng Alexandr Novikov, Cục trưởng Cục phát triển các phương tiện bay không người lái thuộc Bộ tổng Tham mưu Quân đội Nga, loại UAV được các lực lượng khủng bố sử dụng để tấn công căn cứ của Nga trong mấy ngày qua hoàn toàn khác biệt so với những phương tiện cùng loại khá thô sơ mà chiến binh sử dụng tại Syria trước đây. Những thiết bị bay như vậy chỉ có thể được tạo ra tại các văn phòng thiết kế quân sự, do các chuyên gia thực hiện. Ngoài ra, để sử dụng những UAV này cần đến sự hướng dẫn của các cố vấn quân sự có trình độ công nghệ cao. Tàn quân khủng bố và IS ở Syria không thể sở hữu khả năng đó. Vậy, ai đã giúp các lực lượng khủng bố, nếu không phải là "đối tác" Mỹ?

Ba là, loại chất nổ có sức công phá cực mạnh sử dụng trong những đầu đạn lắp trên UAV chỉ có thể được sản xuất ở những cơ sở công nghiệp hiện đại và chuyên nghiệp mà theo Thiếu tướng Alexander Novikov có thể là Ukraina. Kết quả phân tích ban đầu của các chuyên gia quân sự Nga chứng tỏ, loại thuốc nổ chính được sử dụng trong các quả bom lắp trên UAV là chất pentaerythritol tetranitrate (viết tắt là PENT, PENTA hay TEN), có sức công phá mạnh hơn hexogen, là thứ sản xuất ở nhà máy hóa chất Shostka của Ukraina. Vì sao lại có "dấu vết" Ukraina ở đây? Trước đó, Ukraina đã từng chuyển giao vũ khí cho bọn khủng bố ở Syria để chống lại Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga phối hợp với quân Chính phủ Syria tiến hành chiến dịch chống khủng bố ở quốc gia này. Hơn nữa, hiện nay trên thế giới chỉ có hai nước mà Quốc hội đã thông qua đạo luật coi Nga là "quốc gia xâm lược". Đó là Hoa Kỳ và Ukraina. Đây cũng là hai thế lực chống phá Nga quyết liệt nhất. Chính Washington cũng đang sử dụng Kiev để tiến hành "cuộc chiến tranh qua tay người khác" nhằm chống phá Matxcơva từ biên giới phía tây. Ông Ruslan Balbek, Nghị sĩ Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga tố cáo rằng đặc nhiệm Ukraina đang lên kế hoạch tấn công Crưm bằng UAV, tương tự như vụ chiến binh khủng bố sử dụng UAV tấn công vào hai căn cứ quân sự Hmeymim và Tartus của Nga ở Syria mới đây.

Bộ tổng tham mưu kể về trận đánh chống UAV tấn công căn cứ Nga tại Syria

Với biến thể mới của "cuộc chiến tranh qua tay người khác" do Mỹ thực hiện ở Syria, cuộc chiến chống khủng bố sẽ còn diễn biến hết sức phức tạp, không chỉ nhằm chống phá Nga ở Syria mà còn nhằm vào Iran. Để biện minh cho những toan tính này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis giải thích rằng cuộc chiến chống IS chỉ là một phần trong chiến dịch rộng hơn nhằm ngăn chặn nhóm khủng bố xuyên quốc gia này bám rễ sâu, theo đó Mỹ sẽ tập trung cô lập Iran bởi Iran là "quốc gia tài trợ khủng bố". Để thực hiện kế hoạch đó, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã phê chuẩn kế hoạch cung cấp khối lượng lớn vũ khí trị giá 393 triệu USD cho "các đối tác" của Washington ở Syria, trong đó có 12.000 khẩu súng trường AK kèm theo 60.000 vỉ đạn và 6.000 khẩu súng máy, hàng ngàn vũ khí chống tăng và tên lửa phòng không có điều khiển chính xác cao".

Tấn công bằng UAV

Có thể thấy đằng sau toan tính này ẩn giấu mục tiêu chiến lược sâu xa hơn. Đó là mưu toan phá hoại mối liên kết vừa được hình thành gồm Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Liên kết tay ba này đang góp phần quan trọng đem lại hòa bình và ổn định ở Trung Đông. Mà viễn cảnh đó lại khiến Hoa Kỳ lo ngại nhất và do vậy quyết phá bằng mọi giá. Sự ủng hộ của Washington với làn sóng biểu tình chống Chính phủ ở Iran trong những ngày đầu năm 2018 là thêm một bằng chứng về lối thực hiện chiến tranh kiểu Mỹ.

Đáng báo động với thế giới về hiểm hoạ này. Bởi một khi những phần tử khủng bố có được thiết bị bay không người lái nhồi bom, chúng sẽ tấn công bất thình lình vào những vị trí quân sự và dân sự nào đó mà chúng muốn phá hoại. Hoa Kỳ đã "thả con quỷ ra khỏi bình", đã triệu "âm binh" lên mà không hề tính đến hậu hoạ, rất có thể là cho chính nước Mỹ, như lịch sử đã hơn một lần cho thấy.

Thảo luận