Thấy gì sau bản án với Đinh La Thăng và các bị cáo khác?

Ngày 22 tháng 1 tại Hà Nội kết thúc phiên tòa kéo dài hai tuần lễ, quá trình thu hút sự quan tâm của công luận không chỉ ở Việt Nam, mà cả ở nước ngoài.
Sputnik

Ra trước tòa chịu sự phán xét của công lý là các cựu lãnh đạo và nhân viên doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất của Việt Nam — Petrovietnam (PVN) — và công ty con Petrovietnam Construction (PVC). Chú ý lớn nhất tập trung vào hai nhân vật chủ chốt: Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh. Cựu Chủ tịch HĐQT Petrovietnam Đinh La Thăng, bị buộc tội cố ý vi phạm các nguyên tắc quản lý kinh tế Nhà nước gây thiệt hại lớn, nhận án 13 năm tù giam. Cựu Chủ tịch HĐQT PVC Trịnh Xuân Thanh, ngoài tội danh tương tự còn thêm tội tham ô tài sản Nhà nước với kích thước đặc biệt lớn, đã bị kết án tù chung thân. 20 bị cáo khác nhận những án tù thời hạn khác nhau.

Ông Thanh, ông Thăng, ông Vũ... Ai là người tiếp theo?

Có thể coi quá trình xét xử này  là một bước ngoặt, phản ánh nhiều xu thế trong đà phát triển của xã hội Việt Nam, — chuyên gia quân sự nổi tiếng của Việt Nam PGS-TS Thiếu tướng an ninh Lê Văn Cương nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

"Từ lâu nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định tham nhũng là một trong những trở ngại lớn nhất trên con đường phát triển thành công của đất nước và cuộc đấu tranh chống lại cái ác này trở nên đặc biệt tích cực sau Đại hội Đảng lần thứ XII mà quá trình xét xử này đánh dấu một bước ngoặt lớn. Lần đầu tiên ngồi ghế bị cáo là những nhân vật cao cấp như Đinh La Thăng -  cựu Ủy viên Bộ Chính trị TƯ  Đảng, người đứng đầu cơ quan lãnh đạo Đảng của thành phố lớn nhất đất nước — Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó chứng tỏ quyết tâm chính trị rất cao của Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể là của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ban lãnh đạo Đảng trong cuộc đấu tranh chống tha hóa nhằm làm trong sạch hàng ngũ. Nhìn lại năm 2017 hàng loạt vụ án lớn được đưa ra xét xử, từ vụ Formosa Hà Tĩnh cho đến vụ Trịnh Xuân Thanh v.v…, với hàng loạt nhân vật cao cấp từ Thứ trưởng  hay Chủ tịch tỉnh bị xử lý kỷ luật, là chuyện chưa bao giờ có đã diễn ra trong năm 2017. Phiên tòa mới đây cho toàn dân Việt Nam thấy rằng không có ai được phép chiếm giữ và lạm dụng đặc quyền bất khả xâm phạm, và bất cứ người nào, không phụ thuộc vào vị trí chức tước đều phải trả giá cho những sai lầm của mình nếu liên quan đến của công. Theo dõi phiên tòa suốt tuần lễ vừa qua, có thể thấy thể hiện rõ những thay đổi lớn trong hệ thống tư pháp của đất nước. Với nhiều tiến bộ về thủ tục, đã tiến hành phiên tòa công khai, minh bạch, dân chủ, có tranh tụng công khai tại tòa và được phản ánh chi tiết trên báo chí, điều mà trước đây không thể làm được. Vậy hình phạt 13 năm với ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh - chung thân, và mức án với các bị cáo khác là nặng hay nhẹ? Với ông Đinh La Thăng, xét theo luật thì mức độ tội lỗi phải tương đương với mức hình phạt tù không dưới 20 năm. Theo tôi, mặc dù tội của Đinh La Thăng là nghiêm trọng nhưng có mức trừng phạt không quá nặng là 13 năm, bởi đã chú ý xét đến công lao thực sự của ông ở vị trí Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và nhà lãnh đạo PVN. Có tính đến cả hành vi đường hoàng của bị cáo này tại phiên tòa: thái độ ân hận chân thành và nhận thức về sai lầm của bản thân, sẵn sàng nhận kỷ luật, không cố gán đổ trách nhiệm cho cấp dưới. Còn Trịnh Xuân Thanh, tham chiếu pháp luật Việt Nam thì tội của ông ta không tránh khỏi tử hình. Bản án chung thân cho thấy Tòa đã vận dụng tối đa những tình tiết giảm nhẹ và chính sách khoan hồng nhân đạo của Nhà nước Việt Nam. Quá trình xét xử và bản án với ông Đinh La Thăng và những cựu công chức cao cấp khác của Nhà nước là bài học quý cho những đối tượng tham nhũng và là lời cảnh báo nghiêm khắc cho tất cả các nhà lãnh đạo: một khi được trao quyền lực và tài sản Nhà nước, cần hành xử với mức độ trách nhiệm cao nhất và tính chuyên nghiệp, có kiểm tra thường xuyên, không được để xảy ra lỗi sai gây thiệt hại cho Nhà nước".

Chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam có thể tiến đến ranh giới nào?

"Từ vụ án này, Nhà nước Việt Nam, cơ quan công quyền của Việt Nam chắc chắn cũng rút ra bài học kinh nghiệm về thực trạng giám sát quyền lực còn lỏng lẻo. Chúng ta đều biết rằng quyền lực thiếu giám sát dễ dẫn đến tha hóa. Tình trạng sơ hở lỏng lẻo như vậy vô hình chung là điều kiện để có những đối tượng lợi dụng kiếm lợi cá nhân hoặc hành động tùy tiện. Trường hợp Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng có lẽ không phải là thí dụ ngoại lệ. Và  giám sát quyền lực cũng là đòi hỏi chung cho bộ máy của các nước khác. Bài học thứ hai là vấn đề sử dụng bố trí cán bộ. Như Trịnh  Xuân Thanh sau sai phạm hàng nghìn tỷ vẫn được cất nhắc và bố trí vào chức vụ cao. Rõ ràng khai thác đúng khả năng sở trường của cán bộ lãnh đạo và giám sát quyền lực thường xuyên là hai yêu cầu quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước", — Thiếu tướng Lê Văn Cương nhấn mạnh.   

Việc tiến hành phiên tòa và mức án phạt với các bị cáo từng là quan chức Nhà nước cấp cao đã nhận được sự đồng tình từ đại đa số quần chúng Việt Nam, —  chuyên gia Nga, nghiên cứu viên hàng đầu của Viện Phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) Grigory Lokshin nhận xét.

Vụ Đinh La Thăng - lời cảnh báo đối với cán bộ lãnh đạo ở tất cả các cấp

"Tham nhũng gây tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Tham nhũng đã trở thành vấn nạn thực sự cho đất nước, mỗi công dân đều cảm thấy nó, nó lan tràn trong mọi lĩnh vực xã hội như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, giao thông vận tải… Và trong cộng đồng nhân dân bộc lộ nhu cầu khẩn  thiết về đấu tranh chống lại cái ác này. Đảng Cộng sản Việt Nam đã đón bắt được tâm tư nguyện vọng bức xúc đó của xã hội, khởi xướng và lãnh đạo cuộc chiến chống tham nhũng trong cả nước. Đáp ứng yêu cầu của xã hội cũng là tiêu chí sống còn đối với Đảng, nếu như trong giai đoạn xây dựng hòa bình và phát triển nhanh chóng của Việt Nam, Đảng muốn bảo tồn vai trò lãnh đạo đã sáng chói và được củng cố trong thời kỳ đất nước đấu tranh vì nền độc lập dân tộc. Tính chính thống của Đảng được xác nhận nhất quán với sự tuân thủ nghiêm túc luật pháp của đất nước. Sửa đổi này được đưa vào phiên bản mới của Hiến pháp Việt Nam. Phiên tòa kết thúc ngày 22 tháng 1 phô trương rõ sự thật rằng trước pháp luật tất cả đều bình đẳng, và mọi sai lầm gây thiệt hại của công đều phải bị trừng phạt, bất kể chức vụ và vị thế trong cộng đồng. Mà cương vị càng cao, trách nhiệm càng phải lớn và hình phạt cho sai lầm càng nặng hơn. Nhà nước cần quan tâm đến tài sản chung và không cho phép bất kỳ cá nhân nào biển thủ.  Chính điều đó, theo nhãn quan ​​của tôi, là nguyên nhân dẫn đến quá trình xét xử đáng chú ý thời gian gần đây ở Việt Nam, chứ không phải là cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng, như sự suy đoán và diễn giải của một số báo chí phương Tây khi cố tìm kiếm sự rạn nứt trong khối đoàn kết nhất trí của Nhà nước Việt Nam", — chuyên gia Grigory Lokshin kết luận trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Thảo luận