Bóng đen của Hoa Kỳ sau lưng Ấn Độ

Tuần trước, hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Ấn Độ đã được tổ chức tại New Delhi.
Sputnik

Tuy đã có khoảng thời gian 25 năm hợp tác với ASEAN, đây là lần đầu tiên các nhà chức trách Ấn Độ hội tụ lãnh đạo 10 nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại thủ đô New Delhi để thảo luận các vấn đề mở rộng hợp tác nhằm duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực bao quanh bờ biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trước khi khu vực này trở thành khu tương tác cởi mở và tự do.

Ấn Độ coi VN là trụ cột quan trọng trong chính sách hướng Đông

Ngay từ năm 2014, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra đường lối "Hãy hoạt động ở phía Đông» (Act East), hướng tới quan hệ tích cực và rộng rãi hơn nữa với Việt Nam và các nước khác ở Đông Nam Á. Và một số bước theo hướng này đã được thực hiện. Hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh đang phát triển. Kim ngạch thương mại của Ấn Độ với các nước ASEAN đạt 76 tỷ USD. Tuy nhiên, như quan sát viên Anh Huyền cho biết rất có lý trong chuyên mục bình luận của mình ở Đài phát thanh "Tiếng nói Việt Nam», «thực sự một số dự án chung vẫn chưa được hoàn thành." Bằng cuộc gặp ở New Delhi, chính phủ Ấn Độ rõ ràng muốn thổi vào chính sách Act East một hơi thở mới. Nhiều người ở Châu Á hoan nghênh ý định này.

Tuy nhiên ở đây có một chữ "nhưng". Dường như không phải ngẫu nhiên mà cuộc đối thoại Ấn Độ-ASEAN trở lại sôi động sau khi Mỹ bắt đầu sử dụng rộng rãi thuật ngữ "khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương", trong đó Mỹ đưa ra ý tưởng cho rằng hàng đầu khu vực rộng lớn này sẽ là bốn quốc gia dân chủ nhất (theo Trump) là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia. Tất nhiên, Ấn Độ thích một cấu trức như vậy, vì từ lâu nước này đã mơ ước đóng vai trò dẫn đầu ở châu Á. Nhưng cũng dễ thấy rằng toàn bộ câu trúc này là nhằm chống Trung Quốc.

Chuyên gia: ASEAN sẽ không đứng về phía Ấn Độ để đối đầu với Trung Quốc

Một triệu chứng dễ thấy là trong những ngày này, ở New Delhi đang diễn ra cái gọi là đối thoại Raisina, nơi mà Đô đốc Mỹ Harry Harris đã có bài phát biểu. Ông ta kêu gọi các nước trong khu vực hợp tác với nhau và gọi Trung Quốc là "lực lượng phá hoại ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương."

Mọi người đều biết rằng Hoa Kỳ muốn biến Ấn Độ thành đối tác đáng tin cậy nhất của họ ở châu Á. Ngay từ bây giờ phạm vi hợp tác quốc phòng với Mỹ ở đất nước này đã ở mức độ quốc gia thành viên NATO. Theo Aparna Pande, nữ nhân viên của Hudson Institute, Washington hy vọng rằng, theo thời gian, Ấn Độ sẽ trở thành nhạc trưởng trong chính sách của Mỹ ở châu Á.

Sẽ rất tốt nếu những người có trách nhiệm ở các nước thành viên ASEAN nhớ tới điều này.

Thảo luận