Một nửa số vận động viên điền kinh tham gia World Cup 2011 thừa nhận đã sử dụng doping

Khoảng một nửa số vận động viên thi đấu tại World Cup 2011 môn điền kinh vào năm 2011, cũng như đa số thành viên tham gia Đại hội Thể thao khối các nước Ả rập 2011 (Pan-Arab Games 2011), trong cuộc khảo sát ẩn danh thừa nhận đã sử dụng doping.
Sputnik
Doping động kinh: Fancy Bears tiết lộ vô địch Olymic Mỹ dùng những loại “thuốc” nào

Điều này được chứng minh bằng kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học được công bố trong số tháng 1 trên tạp chí Sports Medicine.

Cuộc điều tra được tiến hành theo ủy quyền của Cơ quan phòng chống doping thế giới (WADA) và Liên đoàn điền kinh quốc tế (IAAF) với mục đích tìm hiểu có bao nhiêu vận động viên sử dụng doping hoặc sử dụng  những phương cách bất hợp pháp khác để tăng kết quả thi đấu. Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn các vận động viên tham gia World Cup tại Hàn Quốc và Đại hội Thể thao khối các nước Ả rập ở Qatar, theo một quy trình đặc biệt dành cho người trả lời nặc danh. Tổng số người tham gia nghiên cứu là 2 167 người. Trong cuộc khảo sát, 43,6 phần trăm người tham gia  các giải vô địch Điền kinh Thế giới, và 57,1 phần trăm người tham gia Thế vận hội khối các nướcẢ rập thừa nhận rằng họ đã sử dụng doping.

"Chúng tôi không chờ đợi  những chỉ số cao như vậy.Theo kết quả của nghiên cứu này, tôi có thể nhận xét tình hình không khác gì một cơn đại dịch. Thành ra một nửa trong số những người tham gia thi đấu tại giải điền kinh quốc tế sử dụng doping dạng này hay dạng khác", — kênh truyền hình RT dẫn lời bình luận của Jay Schaffer, cộng tác viên University of Northern Colorado (Hoa Kỳ), một trong những tác giả công trình nghiên cứu.

“Mục tiêu của McLaren là loại Nga khỏi Thế vận hội và cuộc đấu quyền lực trong thể thao”

Kết quả nghiên cứu chỉ được công bố sau mấy năm và vẫn chưa rõ lý do vì sao IAAF và WADA đã che giấu dữ liệu lâu như vậy  trước công chúng. Cuộc khảo sát cho thấy hầu hết các quốc gia trên thế giới cần phải điều tra kỹ lưỡng việc sử dụng chất cấm trong thể thao. Tuy nhiên, không hiểu tại sao các tổ chức quốc tế chỉ quan tâm duy nhất đến Nga, sau khi bộ phim đầu tiên của nhà báo Đức Hajo Zeppelta phát hành vào năm 2014 nêu vấn đề doping trong môn thể thao điền kinh Nga.

Liên quan đến vụ xì căng đan nổ ra sau tuyên bố của cựu Giám đốc phòng thí nghiệm chống doping Moskva và là nhân vật cung cấp thông tin cho WADA Gregory Rodchenkov về việc sử dụng hàng loạt các loại thuốc cấm  ở Nga, đội tuyển quốc gia Nga không  được thi đấu với thành phần đầy đủ trong Thế vận hội mùa đông sắp tới tại Pyeongchang, Hàn Quốc. Các vận động viên Nga sẽ thi đấu trong cơ chế trung lập và mặc đồng phục với dòng chữ Olympic athlete from Russia (vận động viên điền kinh Olympic từ Nga).

Thảo luận