Trung Quốc sẵn sàng nuôi Mỹ bằng gạo biến đổi gen, nhưng cấm dùng trong nội địa

Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) lần đầu tiên phê chuẩn chứng nhận chất lượng và an toàn cho giống lúa biến đổi gen của Trung Quốc Huahui No. 1. Tuy nhiên, bản thân Trung Quốc cấm trồng đại trà giống lúa này vì đa số người dân phản đối lúa biến đổi gen.
Sputnik

Nhà nghiên cứu Trung Quốc Mikhail Korostikov bình luận về những cuộc tranh luận ở Trung Quốc xung quanh thực phẩm GMO trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Xưởng nhân bản: Trung Quốc bắt đầu tạo chó GMO như thế nào và để làm gì?
Trong xã hội Trung Quốc phổ biến quan điểm rằng, thực phẩm biến đổi gen là rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người, chứng tỏ về điều đó là kết quả các cuộc thăm dò dư luận. Trong năm 2016, ở phía đông bắc tỉnh Hắc Long Giang, khu vực sản xuất ngũ cốc lớn nhất Trung Quốc, đã cấm việc trồng đại trà ngũ cốc biến đổi gen, bao gồm đậu nành. Theo kết quả cuộc khảo sát, 91,5% người được hỏi ý kiến có thái độ tiêu cực với thực phẩm GMO.

Một nhóm các nhà khoa học của Trường Đại học Nông nghiệp Hoa Trung đã phát triển giống lúa biến đổi gen Huahui. 1 từ năm 1998. Giống lúa này có khả năng chống lại các độc tố do sâu và côn trùng gây ra, trong khi đó không đòi hỏi phải sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu hóa học. Trong năm 2009, sản phẩm Huahui —1 đã nhận được giấy chứng nhận chất lượng của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc. Mặc dù vậy, sản phẩm này chưa bao giờ được giới thiệu trên thị trường và đã bị cấm canh tác hàng loạt trong nước.

Sau khi giống lúa GMO bị cấm trồng đại trà ở Trung Quốc, nhóm nhà khoa học từ Trường Đại học Nông nghiệp Hoa Trung phát triển Huahui No. 1 đã quyết định tiếp cận thị trường quốc tế, và kể từ năm 2009 cố gắng nhận được giấy chứng nhận an toàn ở các nước khác, ví dụ ở Hoa Kỳ. Vào ngày 11 tháng 1 năm 2017, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đã khẳng định rằng, về giá trị dinh dưỡng, chất lượng và các đặc điểm khác, giống lúa biến đổi gen Huahui —1 không có đặc điểm khác biệt so với sản phẩm tương tự của các thương hiệu khác.Tuy nhiên, Hoa Kỳ chưa cho phép trồng đại trà lúa biến đổi gen trên lãnh thổ Mỹ và chưa cho phép cung cấp sản phẩm này vào thị trường Mỹ. Mặt khác, việc Huahui —1 nhận được giấy chứng nhận của FDA đã là một chiến thắng. Nhóm nghiên cứu có kế hoạch tiếp cận thị trường Đông Nam Á, nhưng, để có như vậy phải có sự hỗ trợ tài chính và pháp lý.

Sản phẩm nông nghiệp Nga sẽ thu thành công lớn vì không có GMO

Chủ đề công nghệ sinh học và việc sử dụng thực phẩm GMO trong cuộc sống hàng ngày vẫn gây nhiều tranh cãi và mâu thuẫn ở Trung Quốc. Một số chuyên gia về công nghệ nông nghiệp cho rằng, bất chấp sự giận dữ của công chúng, chính phủ sẽ từng bước phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học để cải thiện và nhân nhanh giống cây trồng. Chương trình sẽ được thực hiện theo ba giai đoạn:

1) Lan truyền công nghệ sinh học sang các cây trồng không ăn được; 2) sang rau củ quả; 3) sang các loại thực phẩm cơ bản — gạo và lúa mì. Theo các nhà khoa học, sau nhiều năm, sau khi thực hiện không ít nghiên cứu thực nghiệm, người dân mới có thể bình tĩnh dùng gạo GMO.

Trong khi đó, những chuyên gia có uy tín phê bình những kế hoạch như vậy, về nguyên tắc phản đối các phương pháp về công nghệ di truyền. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Giám đốc Viện Nông nghiệp hữu cơ ở tỉnh Vân Nam ông Na Zhongyuan giải thích thêm rằng, tác động tiêu cực của các sản phẩm biến đổi gen không hạn chế bởi ảnh hưởng không rõ ràng đối với sức khỏe con người.

Monsanto đã và đang làm gì tại Việt Nam?

"Việc tạo giống cây biến đổi gen là phương hướng nghiên cứu khoa học mới mẻ. Tôi không loại trừ rằng, trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học sẽ loại bỏ những vấn đề mà cho đến nay chưa thể giải quyết được. Tuy nhiên, với trình độ kỹ thuật hiện tại, các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng, các sản phẩm biến đổi gen là không an toàn, và do đó không thể sử dụng được. Việc trồng đại trà ngũ cốc biến đổi gen có thể gây thiệt hại cho đa dạng sinh học, đây là mối nguy cơ lớn nhất. Rủi ro ở đây cao hơn nhiều so với cây trồng thông thường. Thực phẩm GMO chắc chắn là nguy hiểm, và việc trồng trọt các loại cây biến đổi gen và việc sử dụng các sản phẩm như vậy là một biện pháp bắt buộc. Nếu sau đó xuất hiện những công nghệ mới không sử dụng kỹ thuật di truyền, thì các quốc gia và Liên Hợp Quốc nên ủng hộ việc cấm hoàn toàn sản phẩm biến đổi gen".

Giáo sư Zhongyuan đã từ lâu nghiên cứu các vấn đề nông nghiệp sinh thái, ông tin chắn rằng, các sản phẩm biến đổi gen không bao giờ xâm chiếm toàn bộ thị trường.

"Điều đó hoàn toàn bất khả thi. Tôi không ngần ngại nói rằng, nếu không có Viện nghiên cứu của chúng tôi, sản phẩm GMO rất nhanh chóng xâm chiếm Trung Quốc. Nhà nước cần phải công khai thực hiện sự lựa chọn công bằng, trong trường hợp này các sản phẩm biến đổi gen sẽ biến mất khỏi thị trường. Các công nghệ mà chúng tôi đang phát triển tại Viện Nông nghiệp hữu cơ đều vượt trội về mọi mặt so với phương pháp công nghệ di truyền".

Thảo luận