Và liên quan đến Liên bang Nga, Mỹ cho rằng Nga "đe doạ sử dụng cuộc tấn công hạt nhân giới hạn phủ đầu trước tiên".
Liên quan đến vấn đề này, học thuyết mới của Mỹ về hạt nhân nhằm đạt tới việc ít có khả năng hơn để sử dụng vũ khí hạt nhân. Cụ thể: Hoa Kỳ có thể sẽ chế tạo các đầu đạn hạt nhân công suất nhỏ, phát triển và hiện đại hóa "bộ ba hạt nhân" của mình và triển khai máy bay có khả năng mang vũ khí hạt nhân trên khắp thế giới.
Lầu Năm Góc nói rằng họ không loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp có một cuộc tấn công vào Mỹ bằng vũ khí thông thường.
Trong buổi phỏng vấn với Sputnik, các chuyên gia Iran, giống như giới chính trị của nước Cộng hòa Hồi giáo, mạnh mẽ lên án và chỉ trích học thuyết mới của Mỹ về hạt nhân.
Hassan Beheshtipour, nhà bình luận Iran về chính trị quốc tế, chuyên gia hạt nhân, bình luận viên trên kênh tiếng Anh của Iran Press TV trong cuộc phỏng vấn với Sputnik nói:
"Học thuyết hạt nhân mới của Hoa Kỳ là mối hiểm họa với toàn thế giới và nhân loại, không chỉ đối với những quốc gia mà Mỹ liệt kê trong tài liệu này với sự đe dọa tiềm ẩn. Vũ khí hạt nhân có đặc tính là không giới hạn ở trong một khu vực. Đây là mong muốn của Mỹ bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang, trong đó các nước khác sẽ cải thiện khả năng hạt nhân và kho vũ khí của mình, sẽ dẫn đến sự vi phạm cân bằng quốc tế về quyền lực hạt nhân. Nổi bật lên trong học thuyết này là sự ngu dốt và sai lầm của quan điểm thù địch liên quan đến Nga và Trung Quốc.
Đây là hai quốc gia tự cường, có khả năng phát triển năng lực hạt nhân như Mỹ, cũng tương tự như các nước khác (Anh, Pháp, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên). Do đó, tôi muốn Hoa Kỳ sẽ xem xét lại quan điểm của mình trong học thuyết này. Nếu không chúng ta có thể mong đợi hậu quả ngày tận thế thảm khốc, mà nhân loại đã không thể tưởng tượng ra trong cuộc chạy đua vũ trang thế kỷ vừa qua".
Một người đối thoại nữa với Sputnik là Mostafa Azerian, nhà khoa học chính trị của Iran, chuyên gia chính trị quốc tế và các vấn đề chiến lược hợp tác Iran-Nga, nói rằng mối đe dọa được nêu ra trong học thuyết hạt nhân của Mỹ, đặc biệt là đối với Iran với, — không nhiều hơn một cuốn tiểu thuyết, các quốc gia khác trên thế giới sẽ không tin vào đó:
"Hoa Kỳ trong những thập kỷ gần đây cho thấy họ tích cực thế nào trong việc tăng cường sức mạnh của mình trên thế giới và không thể chịu đựng được sự thật có một quốc gia nào đó ngoài Mỹ cũng có thể nhanh chóng phát triển khả năng quân sự và công nghệ mới. Ví dụ như Nga. Nước này không chỉ có khả năng xây dựng tiềm năng quân sự của mình trong thập kỷ qua mà còn trở thành cường quốc hạt nhân lớn nhất cả về số lượng lẫn chất lượng. Thực tế này không làm Hoa Kỳ hài lòng, như đã được phản ánh qua học thuyết hạt nhân mới của họ.
Ngày nay, Nga là một tay chơi lớn có tầm cỡ trên đấu trường chính trị thế giới. Đối với Iran, Mỹ trong nhiều thập kỷ qua đã cố gắng chứng tỏ nước Cộng hòa Hồi giáo là một mối đe dọa lớn — có lẽ không chỉ với Mỹ, và có thể nói một cách không ngần ngại, cho tất cả các nước trên thế giới. Có lẽ đó là một trong những nguyên cớ để Hoa Kỳ mở rộng chương trình tên lửa tới biên giới Đông Âu. Thất là nghịch lý khi Mỹ lại nhìn thấy một mối đe dọa trong chương trình tên lửa của Iran.
Mỹ nên hiểu một điều trong quan hệ với Iran, sau khi ký thỏa thuận hạt nhân, khi thanh tra viên quốc tế của IAEA kiểm soát chặt chẽ chương trình hạt nhân của Iran, cả thế giới đã không tin vào "câu chuyện cổ tích Mỹ" về bom hạt nhân của Iran, bị cáo buộc đe dọa nền an ninh toàn cầu".