Diễn đàn Davos đưa ra đánh giá mức độ phát triển của các nước ASEAN

Những ngày vừa qua tại Davos, Thụy Sĩ, Diễn đàn kinh tế thế giới, riêng bản thân nó, cũng như trong những năm trước, đã trở thành một sự kiện quốc tế trong tuần, - nhà bình luận phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov viết.
Sputnik

Nhiều chính trị  gia nổi tiếng thường xuyên tham dự công việc của diễn đàn, và những tuyên bố của họ thường mang ý nghĩa quan trọng. Năm nay tại Davos, các nhân vật như Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thu hút chú ý vào mình. Và cả bài phát biểu đáng chú ý của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Thủ tướng Việt Nam đã gửi một thông điệp đến các thành viên tham gia diễn đàn, trong đó ông nhấn mạnh quyết tâm của chính phủ trong công cuộc đổi mới đất nước và tăng cường hội nhập quốc tế trong giai đoạn 5 năm hiện hành. Bên lề diễn đàn, ông Nguyễn Xuân Phúc đã tổ chức nhiều cuộc họp hiệu quả nhằm mở rộng quan hệ kinh tế — thương mại của Việt Nam.

Trump sẵn sàng tiến tới giao kèo song phương với các nước TPP

Một trong những sự kiện nổi bật của Diễn đàn Davos năm nay là việc công bố cái gọi là  Chỉ số Phát triển Toàn diện — Inclusive Development Index (IDI). Các chuyên gia của diễn đàn đã phát triển quy mô, hình thức đánh giá riêng của mình để phân tích sự phát triển kinh tế xã hội của các nước. Công bố này liên quan đến tám quốc gia thành viên ASEAN: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Philippines, Lào và Campuchia.

Các đánh giá của chuyên gia buộc chúng ta phải suy nghĩ về một số quá trình diễn ra ở các nước trong khu vực, kể cả ở Việt Nam. Chỉ số tuổi thọ trung bình của CHXHCN Việt Nam đạt 66,6 tuổi (Singapore — 73,9). Đó là con số không tệ. GDP bình quân đầu người tại Việt Nam  là 1770 USD. Được biết, trong số các nước dẫn đầu trên thế giới về chỉ số này có Singapore — 52 601 USD, Thái Lan — 5901 USD. Mối quan tâm đặc biệt là chỉ số Gini (có nghĩa là khoảng cách về thu nhập giữa các gia đình giàu có và gia đình nghèo), ở Việt Nam là 74,5 (giá trị chỉ số Gini càng thấp thì khoảng cách thu nhập càng nhỏ). Xu hướng chung của những năm gần đây trong khu vực, như các chuyên gia đã chỉ ra, là sự gia tăng chỉ số Gini. Nghĩa là hiện tượng bất bình đẳng về bất động sản giữa tầng lớp nghèo và tầng lớp giàu ở các nước Đông Nam Á đang tăng lên.

Kinh tế Việt Nam 2017: Ngược dòng lập kỷ lục

Chúng ta thường nói và viết về mức độ phát triển kinh tế cao của các nước ASEAN. Nhưng, rõ ràng là phúc lợi của một quốc gia  này hoặc quốc gia khác, chứ chưa nói đến một công dân riêng biệt, không phải do điều này quyết định. Kết luận chung của Chỉ số Phát triển Toàn diện (nó sẽ bao gồm 15 thông số) chỉ ra rằng trong bảng xếp hạng toàn cầu, các nước ASEAN không phải thuộc tốp những nước đứng đầu. Chỉ số tốt nhất ở đây là Malaysia — 4,3, (Việt Nam là 3,98),  đặt nước này vào vị trí ngang bằng với  quốc gia châu Âu như Litva, nhưng đây không phải là quốc gia phát triển và thịnh vượng nhất châu Âu.

Thảo luận