"Thư gửi Washington": Bắc Triều Tiên tổ chức cuộc duyệt binh trước thềm Thế vận hội

Cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng trên nền Thế vận hội Olympic tại Hàn Quốc hóa ra không quá ấn tượng và hỗn láo như đã dự kiến, nhưng, vẫn là một sự kiện có ý nghĩa.
Sputnik

Mặc dù trong cuộc duyệt binh không có sự tham gia của những phiên bản mới tên lửa đạn đạo liên lục địa, Bắc Triều Tiên đã giới thiệu số lượng lớn các mô hình đã được thử nghiệm, bằng cách này đã xác nhận ý định bảo vệ quy chế của "một cường quốc hạt nhân".

Tổng thống Hàn Quốc sẽ đón gặp Chủ tịch Quốc hội Bắc Triều Tiên đến dự Olympic
Điều đáng chú ý là nhân dịp kỷ niệm lần thứ 70 ngày thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã phát hành bộ tem, trong đó có một con tem được in hình binh sĩ mặc quân phục của Lực lượng Chiến lược — phương án của Bắc Triều Tiên tương đương với Lực lượng Tên lửa Chiến lược (RVSN) của Nga.  Trong số các quân chủng khác, các binh sĩ của Lực lượng Chiến lược đã đi hàng đầu.

Hai con tem khác được in hình Chủ tịch Kim Il-sung tại cuộc diễu binh lịch sử ngày 8 tháng 2 năm 1948 và bức tranh vẽ về chủ đề này cùng với nốt và lời bài hát chính thức của quân đội Bắc Triều Tiên. Con tem thứ ba, như hãng tin KCNA cho biết, "được in hình những người lính vô cùng trung thành với Đảng",  miêu tả đại diện của các quân chủng chính, bao gồm cả lực lượng tên lửa (mặc quân phục ngụy trang).

 Lực lượng tên lửa chiến lược trong quân đội Triền Tiên đã được thành lập như một quân chủng riêng biệt vào ngày 3 tháng 7 năm 1999, sau đó vào cuối năm 2013,  quân chủng này bắt đầu được gọi là Lực lượng Chiến lược. Tuy nhiên, thông tin về quân chủng này lần đầu tiên xuất hiện vào ngày 3 tháng Ba năm 2012, khi Kim Jong-un thực hiện chuyến thị sát Bộ tư lệnh "lực lượng tên lửa chiến lược". Vào ngày 15 tháng 4 cùng năm, lực lượng chiến lược đã tham gia cuộc diễu binh nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà lãnh đạo Kim Il-Sung. Phát biểu tại buổi lễ trọng thể, nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên đã tuyên bố, Lực lượng Tên lửa Chiến lược của Bắc Triều Tiên đứng ngang hàng với Lục quân, Hải quân và Không quân.

Xét theo mọi việc, cuộc duyệt binh lần này tại Bình Nhưỡng có mục đích nâng cao hơn nữa vị thế của quân chủng này. Ngay trước khi kỹ thuật tên lửa xuất hiện trên quảng trường, mà theo truyền thống đây là "điểm nhấn" của cuộc  duyệt binh, bình luận viên của Đài Truyền hình Trung ương Triều Tiên nhấn mạnh, "Lực lượng chiến lược là biểu tượng của sức mạnh quân sự của CHDCND Triều Tiên."

Trên quảng trường mang tên Kim Il-sung đã giới thiệu những thành tựu chính của những năm gần đây: tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn Pukguksong-2  và tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12  được giới thiệu lần đầu vào tháng tư năm ngoái, và tất nhiên, các tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwaseong-14 và Hwaseong-15 đã được thử nghiệm vào tháng 7 và tháng 11.

Các nhà phân tích nhận xét rằng, xét theo mọi việc, Bắc Triều Tiên chưa thể sản xuất trong nước các phương tiện vận chuyển và phóng tên lửa vận. Để vận chuyển các tên lửa mới nhất họ vẫn dùng những xe nhiều bánh có khả năng việt dã cao WS-52100 được nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2011.

Tuy nhiên, bài phát biểu của Kim Jong-un thể hiện ý chí sắt đá:

"Cuộc duyệt binh hôm nay thể hiện sức mạnh của CHDCND Triều Tiên, đất nước đã đạt đến trình độ của các cường quốc quân sự tầm cỡ thế giới", — nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên cho biết. — Chúng ta cần phải đảm bảo để những kẻ xâm lược không dám chế giễu Tổ quốc thiêng liêng của chúng ta, không dám xâm phạm chủ quyền của nước chúng ta ngay cả một phần ngàn milimet… Chừng nào trên thế giới này còn tồn tại chủ nghĩa đế quốc, chừng nào Mỹ tiếp tục theo đuổi chính sách thù địch đối với Triều Tiên, chúng ta sẽ không thay đổi mục đích của quân đội nhân dân là một thanh kiếm mạnh mẽ bảo vệ Tổ quốc và nhân dân, đảm bảo hòa bình".

Tất nhiên, trong trường hợp này, lực lượng tên lửa chiến lược đóng vai trò "thanh kiếm có sức mạnh diệu kỳ". Theo ước tính của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, lực lượng tên lửa của Bắc Hàn có quân số chỉ khoảng 10.000 người. Tuy nhiên, nhờ quân chủng này CHDCND Triều Tiên có thể bảo vệ nước mình khỏi xâm lược, và theo tính toán của Bình Nhưỡng giúp tiết kiệm tiền về các chương trình phát triển vũ khí thông thường và nuôi dưỡng đội quân hơn1 triệu người. Và việc cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm tiền hiệu quả sẽ giúp thực hiện nhiệm vụ yêu thích thứ hai của Chủ tịch Kim Jong-un — nâng cao mức sống của người dân.

Không phải ngẫu nhiên mà bộ tem được phát hành vào tuần trước về nội dung bài phát biểu chào đón năm mới của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên tập trung chú ý đến câu nói của ông: "Các thắng lợi lịch sử đạt được trong việc xây dựng lực lượng hạt nhân của Cộng hòa [chúng ta] phải được sử dụng "như một bàn đạp cho sự phát triển tiếp theo".

Do đó, cuộc duyệt binh của Bắc Triều Tiên được tổ chức trước thềm Thế vận hội Olympic tại PyeongChang khó có thể được xem như ý muốn làm hỏng "lễ hội hòa bình" của những người anh em miền Nam hoặc lại một lần nữa phô trương sức mạnh với người Mỹ và cả thế giới. Sự kiện đó chỉ xác nhận đường lối của Bình Nhưỡng nhằm phát triển song song cả hai lĩnh vực: dân sự và quân sự. Trong khi các vận động viên bảo vệ danh dự của Tổ quốc tại Thế vận hội, quân đội phải "luôn luôn sẵn sàng giáng đòn hạt nhân trả đũa trong chớp nhoáng".

Thế giớiQuan điểm-Ý kiếnChâu ÁBắc Triều Tiên
Thảo luận