Các luật sư đã gỡ tội cho Huyền Như, Võ Anh Tuấn như thế nào?

Sau phần luận tội và đề nghị mức án của đại diện Viện kiểm sát (VKS) sáng 9/2, các luật sư đã bắt đầu các lập luận “gỡ tội” cho thân chủ.
Sputnik

Bào chữa cho bị cáo Huyền Như, luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi cho biết "hoàn toàn thống nhất" với VKS việc truy tố Như tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

"Siêu lừa" Huyền Như nhận tội

Tuy nhiên, luật sư Thi phân tích hành vi này của Như từng được đưa ra xét xử và quyết định bằng bản án chung thân. Hồ sơ vụ án thể hiện rằng khi điều tra lại, cơ quan điều tra và VKS đều cho rằng không có căn cứ để thay đổi tội danh từ "lừa đảo" sang "tham ô" như bản án phúc thẩm đề nghị xem xét. Do đó cơ quan điều tra từng đề nghị VKSND tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để xử lại từ giai đoạn phúc thẩm đối với Như về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của 5 công ty và được Võ Anh Tuấn giúp sức chiếm đoạt 200 tỉ đồng của Công ty Hưng Yên.

Tuy vậy vụ án tiếp tục được thụ lý theo trình tự sơ thẩm và trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, TAND TP.HCM đã hai lần trả hồ sơ. Sau đó VKS tiếp tục cho rằng không có căn cứ thay đổi tội danh từ "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" sang tội "tham ô tài sản", vụ án vẫn được đưa ra xét xử.

Luật sư Thi cho rằng điều này "trái pháp luật" nên bà kiến nghị HĐXX chấp thuận hoàn trả hồ sơ cho VKSND tối cao kiến nghị cấp Giám đốc thẩm xem xét theo quy định của pháp luật.

Luật sư Phan Trung Hoài

Sáng nay, xét xử giai đoạn 2 vụ án “siêu lừa” Huyền Như
Trong khi đó bào chữa cho bị cáo Võ Anh Tuấn — nguyên Phó Giám đốc Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè, luật sư Phan Trung Hoài nhận định rằng vụ án có "một tiến trình tố tụng lạ lùng" khi thân chủ ông bị xét xử 2 lần về cùng một hành vi và cùng một tội danh.

Cụ thể, luật sư Hoài cho rằng, với hành vi của Võ Anh Tuấn bị coi là đồng phạm với Như chiếm đoạt 200 tỷ của Công ty Hưng Yên, tại bản án sơ thẩm năm 2014, Tòa đã tuyên phạt Tuấn 20 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Luật sư Hoài cũng đưa ra bút lục cho thấy Như từng khai nhận rằng Như sử dụng toàn bộ số tiền lừa đảo, không đưa cho Tuấn; đồng thời trong suốt quá tình huy động tiền, Như không nói cho Tuấn biết là mình giả chữ ký, giả hợp đồng.

"Tôi nhận thức được rằng việc tôi giả danh huy động vốn cho Viettinbank Nhà Bè ký các hợp đồng ủy thác đầu tư rồi sử dụng với mục đích cá nhân là hành vi vi phạm pháp luật hình sự và tôi phải chịu trách nhiệm về những việc mà mình gây ra, không thể trốn tránh, không thể đổ tội cho người khác được…" — Huỳnh Thị Huyền Như khai nhận.

Theo luật sư Phan Trung Hoài, thực tế Võ Anh Tuấn chưa bao giờ gặp gỡ, trao đổi với đại diện của 3 công ty (Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên) ngoài cuộc gặp bà Nguyễn Thị Vi Anh — Trưởng phòng nguồn vốn của Maritime Bank — mà ông cho rằng chỉ mang tính chất xã giao.

Từ các lập luận trên, luật sư Hoài nhận định, việc xét xử Võ Anh Tuấn trong vụ án này là chưa thoả đáng, thậm chí vi phạm luật Tố tụng hình sự vì kết án hai lần. Do vậy ông kiến nghị HĐXX đình chỉ xét xử bị cáo Võ Anh Tuấn trong vụ án này nếu bị cáo không bị xét xử về một hành vi khác.

Nguồn: Infonet

Thảo luận