Kết luận như vậy, — Dmitry Kosirev viết - là kết quả từ các cuộc thảo luận đang diễn ra xung quanh sự kiện: 10 nước ASEAN tham gia vào việc nhanh chóng soạn thảo "Bộ quy tắc ứng xử" trong trường hợp Không quân một nước nào đó hành xử trên bầu trời một cách nguy hiểm có thể dẫn đến một cuộc xung đột quân sự tương lai. Và Bộ quy tắc như vậy, thực sự sẽ không đáng chú ý nếu trong quá khứ, chiến lược gia vĩ đại của ngoại giao nước Mỹ, bà Hillary Clinton không đưa ra chính sách "chuyển trục sang châu Á", — như đã rõ — không thể thực hiện nếu không có các sự cố và leo thang căng thẳng.
Và mọi việc đều ổn nếu Trung Quốc không tham dự vào Biển Đông. Bản đồ của họ cho thấy một phần lớn vùng biển là của Trung Quốc, và trong trường hợp còn có sự nghi ngờ, xây dựng những hòn đảo nhân tạo và dùng nó thay đổi các ranh giới, như Trung Quốc hiện tại đang làm điều đó.
Các nhà ngoại giao Mỹ thắc mắc, vâng, có vẻ như vậy: còn chúng tôi thì sao? Nếu nhưTrung Quốc không đe dọa bất cứ ai, nếu căng thẳng được loại bỏ bằng các loại quy tắc ứng xử, thì sự thống trị của Mỹ trong khu vực rộng lớn và quan trọng này sẽ như thế nào?
Nghĩa là, ASEAN ở Singapore đã tham gia vào một thứ gì đó bí mật chống lại Mỹ. Chính sách đối ngoại của chính quyền tiền nhiệm Mỹ (Obama- Clinton) tại khu vực này được dựa trên ý tưởng "nếu Trung Quốc làm bạn tổn thương, hãy gọi cho Washington, chúng tôi có tàu sân bay và có thể đặt căn cứ trên lãnh thổ của bạn". Chính Singapore, Philippines, Việt Nam, và một vài nước thành viên ASEAN khác cũng lạc quan về ý tưởng này. Nhưng kể từ đó, rất nhiều điều đã xảy ra trong khu vực.
Tiến trình được đẩy nhanh dưới thời Donald Trump đã làm suy yếu vị thế của Mỹ ở phần phía tây Thái Bình Dương, nơi mà đã không có ai thách thức Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Kỷ nguyên này đang chấm dứt, vị trí chiến lược của Mỹ đang suy yếu. Đây là đánh giá của giáo sư Úc Hugh White. Thậm chí khả năng thất bại quân sự trong cuộc chiến với một nước Trung Quốc hạt nhân, và một vài đòn tấn công khá mạnh mẽ từ phía Trung Quốc là đủ để gây ra thiệt hại khó chấp nhận đối với Mỹ — kể cả về mặt chính trị. Do đó, Hoa Kỳ không có dự định sẽ tranh đấu nghiêm túc với Trung Quốc. Nhưng ngoài chiến tranh ra, "rõ ràng là Trung Quốc và Mỹ có mối tương quan kinh tế phụ thuộc lẫn nhau. Hậu quả kinh tế đổ vỡ cho cả hai bên là quá lớn mà gần như không thể tưởng tượng được". Đây là một đánh giá nữa của giáo sư người Úc.
Đó là toàn bộ mô hình chính trị thế giới hiện đại. Tỷ lệ đặt cược rất cao. Nếu Hoa Kỳ thua cuộc, thì vị thế của họ ở châu Á sẽ tương tự như các nước châu Âu — có những lợi ích kinh doanh to lớn trong khu vực, nhưng không có "sự hiện diện chiến lược". Trong tình huống này, các quy tắc của trò chơi sẽ được xây dựng không chỉ bởi người Mỹ, mà bởi cả người Trung Quốc và nhiều nước khác…
Không, Mỹ không cần một thế giới như vậy.