Tại sao Mỹ tìm cách "kết bạn" với Việt Nam ?

Hoa Kỳ đang tìm kiếm tình hữu nghị với Việt Nam. Và tích cực đến nỗi thậm chí còn cố gắng thuyết phục Hà Nội từ bỏ mua vũ khí Nga và chuyển sang mua của Mỹ. Báo "Defense News" vài ngày trước đưa tin, dẫn từ một nguồn tin ẩn danh trong Bộ Ngoại giao Mỹ.
Sputnik

Theo bài báo, vũ khí Mỹ "sẽ tăng cường khả năng quân sự (của Việt Nam), và góp phần tăng cường mối quan hệ đối tác với chúng tôi (tức là — với Mỹ), sự tương tác giữa quân đội hai nước". Tuy nhiên, chính tờ báo này cũng xác nhận Việt Nam dường như quan tâm đến hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực an ninh, nhưng không vội vã mua vũ khí của Mỹ.

Tại sao Hà Nội lại "không vội vàng"? Vì Hoa Kỳ — đối tác trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật, "ràng buộc" vũ khí của họ với chính sách đòi hỏi những sự  nhượng bộ về chính trị (kể cả chính sách đối nội). Không chắc  Việt Nam sẽ sẵn sàng đồng ý điều này.

Trong bình luận dành cho Sputnik, Igor Korotchenko, nhà phân tích quân sự Nga, tổng biên tập của tạp chí "Phòng thủ quốc gia"  cho biết:

"Thứ nhất, Việt Nam không bao giờ quên (và không nên lãng quên) những năm chiến tranh xâm lược, khi vũ khí của Mỹ đã giết hại phụ nữ, người già, trẻ em vô tội, tàn nhẫn phá hủy cơ sở hạ tầng của đất nước. Trong ký ức lịch sử của người Việt Nam, điều này mãi mãi không bao giờ quên. Và mối quan hệ với Hoa Kỳ nên được nhìn thấy qua lăng kính của bộ nhớ lịch sử này. Trong trường hợp ngược lại, đó sẽ là sự phản bội lợi ích quốc gia của chính mình, phản bội  lòng tưởng nhớ những người thiệt mạng trong chiến tranh, phản bội sự nghiệp cao cả do Hồ Chí Minh, Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập khởi xướng và thực hiện.

“Vũ khí Nga gặp tài trí sáng tạo Việt Nam thành sức mạnh chiến thắng”

Dĩ nhiên Hoa Kỳ không có lòng vị tha đối với Việt Nam. Nhiệm vụ chính của người Mỹ là rõ ràng: sử dụng Việt Nam chống lại Trung Quốc. Và trong kế hoạch này, vai trò và tầm quan trọng của Việt Nam đối với Hoa Kỳ hoàn toàn giống như Litva, Latvia, Estonia, Ba Lan trong cuộc đối đầu với Nga. Đây là vai trò của nước chư hầu, giúp thực hiện chính sách đối ngoại và quốc phòng của Mỹ. Tôi nghĩ rằng Việt Nam — một trong những nước phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á — xứng đáng có một số phận tốt hơn,  so với việc, như người ta thường nói, "kéo hạt dẻ ra khỏi lửa" cho Washington."

Ngay cả khi bỏ qua vấn đề địa chính trị và xem xét trực tiếp các nguồn cung cấp vũ khí có thể của Mỹ cho Việt Nam.  Liệu họ sẽ rơi vào tình thế là một loại "Trojan Horse" (con ngựa thành Trojan) hay chăng? Igor Korotchenko nhìn  nhận quan điểm này với tính chất phê phán:

Nga sẽ bàn giao cho Việt Nam xe tăng theo đúng thời hạn hợp đồng

"Có những trường hợp nước này hoặc nước khác đã mua hoặc có kế hoạch mua vũ khí từ Hoa Kỳ, đã thi hành một số chính sách đối ngoại hoặc các động thái chính trị đối nội không phù hợp với Hoa Kỳ. Và rơi vào tình trạng bị Hoa Kỳ áp đặt lệnh trừng phạt; không có vũ khí hoặc không có phụ tùng thay thế cho những vũ khí đã được cung cấp trước đó! Chúng ta hãy xem, ví dụ như kinh nghiệm đáng buồn của Pakistan. Islamabad mua máy bay chiến đấu Mỹ, dự định mua thêm, nhưng… dám tỏ ra không vâng lời, bỏ qua những tiếng gắt gỏng từ Washington. Chương trình bị "đóng băng" ngay lập tức! Việt Nam tập trung chủ yếu vào vũ khí của Liên Xô và vẫn là một trong những nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga, theo ý kiến ​​của tôi, nên dựa vào đối tác hợp tác về kỹ thuật quân sự tin cậy đã trải qua kiểm nghiệm trong nhiều thập kỷ, chứ không nên đặt cược vào những "người bạn tưởng tượng".

Ngay cả khi Hà Nội quyết định mua vũ khí Mỹ, tất nhiên người Việt với tính cách căn cơ sẽ không vứt bỏ những vũ khí vẫn còn sử dụng tốt do  Liên Xô sản xuất vào đống phế liệu. Và  kết quả cuối cùng là QĐND Vệt Nam sẽ được trang bị vũ khí và thiết bị quân sự theo các tiêu chuẩn khác nhau. Đúng, đôi khi đó là một biện pháp buộc phải làm (chiến tranh, thiếu vũ khí, những vũ khí chiến lợi phẩm có sẵn  vẫn có thể sử dụng, vv). Nhưng trong điều kiện của Việt Nam hiện tại, không có lý do gì để xây dựng ra một nền tảng "trang bị vũ khí" đa dạng.  Liên quan đến vấn đề này, Igor Korotchenko lưu ý:

Chuyên gia quân sự Nga: Mỹ đang cố gắng "ràng buộc" Việt Nam bằng những vũ khí lỗi thời

"Việt Nam vẫn còn có một kho vũ khí lớn của Liên Xô cần phải được hiện đại hóa. Sau đó nó sẽ có thể tiếp tục phục vụ trong nhiều thập kỷ nữa với hiệu quả cao. Việc đa dạng hóa vũ khí —  là cơn "nhức đầu" nghiêm trọng đối với bất cứ quân đội nào. Khi hệ thống tiêu chuẩn, dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật dựa vào  nhà cung cấp chủ đạo các loại vũ khí,  tình trạng "nhiều loại vũ khí cùng một lúc " không tăng cường khả năng chiến đấu, mà ít nhất còn tạo ra những vấn đề trong việc cung cấp đạn dược, nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa, và việc chỉ huy chiến đấu lúc đó cũng là cả sự khó khăn.

Nào chúng ta hãy cùng nhau đánh giá: có loại vũ khí nào của Hoa Kỳ mà Việt Nam không thể mua được của Nga? Hiện nay hầu hết các loại vũ khí, sản phẩm của ngành công nghiệp quốc phòng Nga có sức cạnh tranh tốt với sản phẩm của tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ. Việt Nam có muốn máy bay chiến đấu hiện đại không? Có thể mua máy bay Su-30SM hay Su-35, máy bay ném bom tiền tuyến thế hệ mới Su-34 (tất cả các loại máy bay đều trải qua thử nghiệm ở Syria). Liệu Việt Nam có muốn sở hữu vũ khí với độ chính xác cao? Tập đoàn " Vũ khí tên lửa chiến thuật" Nga sản xuất một loạt phiên bản xuất khẩu các loại tên lửa và bom có điều khiển. Trong lĩnh vực công nghệ hải quân, Việt Nam đã có một sự lựa chọn đúng đắn  với các tàu ngầm của Nga và các tàu chiến trên mặt nước đủ các lớp mà Hà Nội cần với trang thiết bị cần thiết. Nga cũng có thể giúp Việt Nam hiện đại hóa hệ thống phòng không.

Nguồn tài chính của Việt Nam không phải là không giới hạn, tốt hơn là nên tập trung ngân sách quân sự vào việc mua những vũ khí thích ứng với nhau, phù hợp với hệ thống hậu cần và bảo dưỡng đã được thiết lập. Một sự gắn bó với Hoa Kỳ sẽ tạo ra nhiều vấn đề khó giải quyết ", nhà phân tích quân sự Nga, tổng biên tập của tạp chí "Phòng thủ quốc gia"  Igor Korotchenko kết luận.

Thảo luận