Dự án muối mỏ Kali đắp chiếu: Thanh tra Chính phủ nói gì?

Dự án Muối mỏ Kali Nongbok (tỉnh Khammouan, Lào) được Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đầu tư trên nghìn tỷ đồng nhưng “đắp chiếu”, ông Lê Hồng Lĩnh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính và Tổng hợp, Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho biết: Hiện TTCP chưa nhận được chỉ đạo về việc thanh tra dự án này.
Sputnik

Theo ông Lĩnh, TTCP chưa từng thanh tra Muối mỏ Kali Nongbok và dự án này cũng không có trong kế hoạch thanh tra.

Bộ Công Thương giải thích lý do chậm công bố sai phạm tại Vinachem

Trong khi đó Thứ trưởng Bộ Công Thương  Đỗ Thắng Hải cho biết: Muối mỏ Kali Nongbok là dự án chưa đưa vào hoạt động. Nếu đưa vào hoạt động dự án không hiệu quả, tiếp tục lỗ. Nguyên nhân theo ông Hải, chính là giá thành đầu ra không như mong đợi.

"Khi làm dự án tiền khả thi, theo dự đoán thời điểm đó 500 USD/tấn đến nay đã hạ xuống dưới 300 USD, thậm chí xuống 250 USD/tấn", ông Hải nói. Ông Hải cho rằng, đây là dự án đang được xếp vào danh sách dự án thứ 13 của ngành Công Thương thua lỗ, kém hiệu quả với vốn đầu tư nhiều nghìn tỷ đồng. Ông Hải cho biết, Bộ Công Thương đã báo cáo, Thường trực Chính phủ cũng đã có báo cáo và hiện đang chờ ý kiến chính thức của Bộ Chính trị về dự án này.

Ở diễn biến khác, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, trong số 12 dự án thua lỗ lớn mà Bộ Công Thương báo cáo không hề đề cập dự án này. Đại biểu Hòa không khỏi ngạc nhiên khi thỉnh thoảng lại "lòi" ra một dự án nghìn tỷ nằm "đắp chiếu".

Yêu cầu khẩn trương thi hành kỷ luật hành chính Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Dự án Muối mỏ Kali Nongbok được khởi công xây dựng vào tháng 9/2015, với mục đích cung cấp phân bón kali cho Việt Nam thay thế hàng nhập khẩu. Dự án có phạm vi khai thác 10 km2 với thời gian xây dựng dự kiến 5 năm, công suất khai thác 320.000 tấn/năm. Theo kế hoạch, dự án khai thác vào năm 2020 với công suất đạt 1 triệu tấn/năm.

Dự án có tổng mức đầu tư 522 triệu USD tương đương hơn 10.000 tỷ đồng, trong đó, vốn tự có của Vinachem là 105 triệu USD. Các ngân hàng tham gia tài trợ thu xếp vốn bao gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) 113 triệu USD (đã ký hợp đồng tín dụng), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 161 triệu USD và Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) 143 triệu USD.

Nguồn: Tiền Phong

Thảo luận