Tính xấu của người Việt khi lễ Chùa

Các nhà nghiên cứu, sư trụ trì đã không ít lần lên tiếng nhắc nhở rằng "Phật tại tâm", việc rải tiền lẻ, nhét tiền vào tay Phật là sai giáo lý nhà Phật và việc làm đó tạo nên hình ảnh phản tín ngưỡng, không có văn hóa.
Sputnik

Trong những ngày đầu xuân Mậu Tuất 2018, hàng vạn du khách đổ về chùa Bái Đính (Ninh Bình) vãn cảnh, cầu Phật, du xuân. Dù đã được Ban tổ chức lễ hội tuyên truyền, nhắc nhở nhưng những hành vi thiếu ý thức như sờ chân, tay tượng, cài nhét tiền lên tượng… còn diễn ra khá phổ biến.

Người Việt đi chùa để làm gì?

Không chỉ nhét tiền lẻ đầy tay tượng Phật, nhiều người còn xoa đầu, thân và cố nhét tiền vào miệng tượng rùa, linh vật bên cửa chính điện của ngôi chùa lớn nhất Việt Nam.

Rất nhiều du khách văn minh bày tỏ thái độ không đồng tình với những hành động phản cảm này. Không ngại ngần nói thẳng trên báo chí, họ nói rõ, họ thấy khó chịu với những hành động xoa, nghịch, nhét tiền vào tay tượng Phật. Những đầu gối mòn bóng lên của các tượng phật thể hiện rõ, sự vô ý thức của người dân không chỉ ảnh hưởng tới không khí, cảnh quan chung mà còn làm hỏng các tượng Phật.

Điều đáng nói, tình trạng nhét tiền lẻ vào tượng Phật không phải là câu chuyện mới mà năm nay cũng xảy ra, bất chấp những lời cảnh báo.

Người dân đi hội chùa Hương chen nhau bôi tiền, nhét tiền vào miệng sư tử đá trước chùa Thiên Trù

Các nhà nghiên cứu, sư trụ trì đã không ít lần lên tiếng nhắc nhở rằng "Phật tại tâm", việc rải tiền lẻ, nhét tiền vào tay Phật là sai giáo lý nhà Phật và việc làm đó tạo nên hình ảnh phản tín ngưỡng, không có văn hóa.

Rõ ràng, những lời nhắc nhở, cảnh báo đã được ròng rã đưa ra trong nhiều năm gần đây nhưng thói quen của người dân vẫn không hề thay đổi. Có thể nói rằng, đây là một tính xấu mới của người Việt, đúng theo quy luật, cái gì xảy ra nhiều thì trở thành chuyện bình thường, ai cũng làm theo và họ hoàn toàn hài lòng với cách làm như vậy.

Nguồn: Báo Đất Việt

Thảo luận