Ông Nguyễn Tấn Dũng dự hội nghị về TP.HCM

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng... đã đến dự hội nghị triển khai, quán triệt NQ 54 của Quốc hội.
Sputnik

Ngày 23/2, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị cán bộ thành phố quán triệt Nghị quyết của Thành ủy về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Vụ Đinh La Thăng: PVN có thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?

Dự hội nghị có nhiều cán bộ cao cấp Trung ương đã nghỉ hưu, trong đó có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ: TP.HCM là TP lớn nhất cả nước về dân số và kinh tế. Tính đến thời điểm hiện tại, dân số thành phố ước đạt trên 10 triệu người, gấp 15 lần tỉ lệ dân số cả nước trên 1km2.

Mỗi năm, thành phố đóng góp khoảng 22% vào ngân sách cả nước. Thế mạnh hiện có của thành phố là nguồn nhân lực trí thức cao, các chính sách phát triển đồng bộ, tập trung số lượng doanh nghiệp lớn nhất cả nước, thu hút số lượng ngoại tệ và vốn đầu tư cao…

Dự hội nghị có nhiều cán bộ cao cấp Trung ương nghỉ hưu.

Tuy có nhiều thế mạnh nhưng thành phố vẫn còn nhiều thách thức đòi hỏi một cơ chế, chính sách đặc thù để giải quyết kịp thời, quyết liệt các vấn đề đang tồn tại.

TPHCM đã “bật đèn xanh” cho nhà đầu tư Cầu Phú Mỹ như thế nào?
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng vì nhiều lý do khác nhau, đến nay, tốc độ phát triển của hệ thống hạ tầng không theo kịp và đang cản trở sự phát triển nhanh và bền vững của thành phố. Đây là vấn đề bất cập cần điều chỉnh ngay.

Bên cạnh đó, tỉ trọng thu hút đầu tư nước ngoài và xuất khẩu của thành phố đang trên đà giảm so với cả nước.

Cũng tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân triển khai, quán triệt Kết luận số 21 ngày 24/10/2017 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 54 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Theo ông Nhân, Nghị quyết 54 sẽ tạo cơ chế cho TP.HCM phát triển, làm tăng thu cho thành phố, cho cả nước và không ảnh hưởng đến các địa phương khác.

TP.HCM có 5 thách thức lớn của thành phố nếu không có cơ chế đặc thù sẽ không giải quyết được. Cụ thể như cơ sở hạ tầng như quy hoạch, ngập nước, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường; thu hút vốn đầu tư nước ngoài giảm về tỉ trọng; thách thức về dân số…

"Nếu 5 thách thức này mà không có đổi mới thể chế thì TP.HCM sẽ không phát triển được. Cơ chế đặc thù sẽ tạo điều kiện cho thành phố phát triển và đóng góp cho cả nước", ông Nhân nói.

Bí thư Thành ủy cũng khái quát lại nội dung của Nghị quyết 54 xác định năm lĩnh vực điều chỉnh gồm: Thẩm quyền quản lý đất đai, thẩm quyền quản lý đầu tư, thẩm quyền quản lý tài chính — ngân sách nhà nước, cơ chế ủy quyền và cơ chế tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố quản lý.

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (thứ 2 từ phải sang) trao đổi với các đại biểu.

Sau phát biểu của ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang đã triển khai, quán triệt Nghị quyết số 08 ngày 6/12/2017 của Thành ủy và Kế hoạch số 171 ngày 28/12/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội.

Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng triển khai, quán triệt nghị quyết của HĐND TP về thực hiện nghị quyết này.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong triển khai, quán triệt Kế hoạch số 8127 của UBND TP về thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội.

Nguồn: Báo Đất Việt

Thảo luận