Vì sao nhiều quan chức Việt Nam "bay" khỏi danh sách Giáo sư?

“Trong quá trình tập huấn cho hội đồng cơ sở, hội đồng ngành chưa tập huấn kỹ việc thẩm định hồ sơ của các ứng viên. Thường trực hội đồng nhà nước cũng nhận thấy trục trặc hiện nay nằm ở khâu xét duyệt hồ sơ của các ứng viên tại hội đồng cơ sở. Năm tiếp theo sẽ tập huấn tốt hơn để tránh hiện tượng như năm nay”, GS. Bùi Văn Ga nhận định.
Sputnik

Nói về 95 ứng viên giáo sư, phó giáo sư phải rà soát tiếp, chưa được công nhận đạt chuẩn lần này, GS. Bùi Văn Ga cho biết: Đó là những hồ sơ cần xác minh thêm, không phải là thiếu tiêu chuẩn theo quy định. Trong  những hồ sơ này, Tổ thẩm tra của Bộ GD&ĐT nhận thấy có những tiêu chuẩn cần tìm hiểu thêm minh chứng, ví dụ như giờ giảng, giờ hướng dẫn nghiên cứu sinh để khẳng định ứng viên đó có đứng lớp giảng dạy thật; Hợp đồng giảng dạy thiếu hợp đồng thanh lý đối với ứng viên thỉnh giảng… Do xã hội có nghi ngờ nên cần phải minh bạch thông tin này. Kết quả xác minh sẽ được báo cáo Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước vào cuối tháng 3 này.  Sau đó, Hội đồng sẽ xem xét những minh chứng đó  có đủ sức thuyết phục không để xét duyệt tiếp.

Việt Nam: Chạy đua làm GS, PGS- háo danh, ham địa vị

Trong lịch sử xét duyệt, phong tặng giáo sư, phó giáo sư, chưa từng có tình trạng ứng viên phải xem xét lại. Năm nay có tới 95 ứng viên thuộc danh sách này. Phải chăng năm nay do sức ép của dư luận hay vì lý do gì, thưa ông?

Sau khi Hội đồng công bố danh sách 1.226 ứng viên giáo sư, phó giáo sư, dư luận có đặt câu hỏi về chất lượng ứng viên năm nay.  Thực ra, số lượng có tăng vì những nguyên nhân khách quan đã được nói đến. Còn chất lượng thì ứng viên năm sau thường cao hơn năm trước. Tất cả các hội đồng đều thừa nhận điều này.  Nhưng khi xã hội đã có ý kiến băn khoăn về chất lượng và Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo phải rà soát lại thì hội đồng phải có trách nhiệm thực hiện.  Sau khi rà soát lần 1, hồ sơ của các ứng viên này không thiếu tiêu chuẩn (giờ giảng, công trình, bài báo). Nhưng cần xác minh rõ hơn khi dư luận băn khoăn. Bên cạnh đó cũng có đơn thư khiếu nại với một số ứng viên về thời gian giảng dạy, chất lượng công trình, nên Hội đồng có trách nhiệm thành lập tổ thẩm định.

Phải chăng những năm trước làm chưa kỹ?

Chỉ sau 3 năm, Việt Nam sẽ có nhiều GS, PGS nhất thế giới
Không phải vậy. Những năm trước, khi xét hồ sơ, thường trực hội đồng phải báo cáo cụ thể khi các ứng viên có phản ánh, đơn thư. Hội đồng ngành  xem xét và sẽ báo cáo hội đồng nhà nước biết. Năm nay, có  chỉ đạo của Thủ tướng nên rà soát kỹ hơn. Đã rà soát một lần, giờ rà soát thêm một lần nữa để đảm bảo thông tin ứng viên cung cấp trong hồ sơ là chính xác.

Giả sử trong danh sách 95 ứng viên phải rà soát tiếp mà có ứng viên không đủ tiêu chuẩn. Lúc đó trách nhiệm của hội đồng ngành, hội đồng cơ sở, hội đồng nhà nước sẽ như thế nào, thưa ông?

Hội đồng ngành khi xét hồ sơ dựa trên hồ sơ hội đồng cơ sở xét để thẩm định chuyên môn. Còn hồ sơ có đúng như ứng viên khai hay không thì đó là trách nhiệm của hội đồng cơ sở. Chính vì vậy mà Thường trực Chính phủ vừa qua có yêu cầu rút kinh nghiệm về vấn đề này. Như vậy, trong quá trình tập huấn cho hội đồng cơ sở, hội đồng ngành chưa tập huấn kỹ  việc thẩm định hồ sơ của các ứng viên. Thường trực hội đồng  nhà nước cũng nhận thấy trục trặc hiện nay nằm ở khâu xét duyệt hồ sơ của các ứng viên tại hội đồng cơ sở. Năm tiếp theo sẽ tập huấn tốt hơn để tránh hiện tượng như năm nay.

Bổ nhiệm giáo sư: Việc của các trường

Ông có nói từ năm 2008, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước chỉ có nhiệm vụ cung cấp một cái chuẩn chung  về giáo sư, phó giáo sư. Còn bổ nhiệm là trách nhiệm của các trường. Trường yêu cầu cao, trường yêu cầu thấp giống như tuyển sinh ĐH. Nhưng rõ ràng, thời gian qua, giáo sư, phó giáo sư ở các trường đều ngang nhau. Có gì đó không đúng ở đây, thưa ông?

Về nguyên tắc, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước chỉ có nhiệm vụ công nhận  ứng viên đạt tiêu chuẩn, tức là sàn tối thiểu giống như điểm sàn ĐH. Còn việc các trường có bổ nhiệm hay không thì đó là trách nhiệm của các trường ĐH. Có phó giáo sư, giáo sư vừa được công nhận, nhưng trường đó đã đủ giáo sư, phó giáo sư, vậy muốn được bổ nhiệm  thì phải chuyển sang đơn vị nào cần. Mô hình này cũng giống như ở Pháp hiện nay.

Chuyện này cũng không có gì mâu thuẫn.

Vậy có nên giao cho các trường công nhận và bổ nhiệm như các nước đang làm?

Thực tế cũng đã có nhiều người đặt câu hỏi này. Nhưng như thế sẽ nảy sinh vấn đề. Ví dụ như năm nay:  Ở hội đồng cơ sở có 1.537 ứng viên, lên hội đồng nhà nước chỉ còn 1.226 ứng viên. Nếu để cho các trường tự công nhận, tự bổ nhiệm thì con số sẽ là 1.537 giáo sư, phó giáo sư, thậm chí còn nhiều hơn.  Như vậy sẽ không đồng đều, không có sàn.

Ảnh "tự sướng" của GS Sơn, lòng tham và bài học từ hai đứa trẻ
Thứ hai, phải xác định rõ, giáo sư, phó giáo sư chỉ là ngạch bậc của giảng viên ĐH theo quy định của Luật Giáo dục ĐH. Ngạch giảng viên gồm giảng viên và giảng viên chính. Từ giảng viên muốn lên giảng viên chính phải qua một cuộc thi ngặt nghèo của Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT. Trong khi đó giảng viên chính ngạch lại thấp hơn ngạch giáo sư, phó giáo sư. Nếu giao cho các trường tự công nhận và bổ nhiệm thì có vẻ vô lý. Như vậy, muốn giao cho các trường bổ nhiệm và công nhận phải có sự đồng bộ về chính sách.

Vậy theo ông, Bộ GD&ĐT có ý định giao cho các trường tự công nhận và bổ nhiệm không?

Bộ trưởng Kim Tiến không còn là Giáo Sư?
Với quy định mới thay thế Quyết định cũ của Thủ tướng, theo như tôi được biết, nếu có giao cho các trường công nhận và tự bổ nhiệm thì chỉ giao cho một số trường có đủ điều kiện như  năng lực, uy tín làm thí điểm, chưa thể làm đại trà.

Chúng ta cũng phải nhớ một điều, trước 2008, giáo sư, phó giáo sư là học hàm nhà nước phong. Nhưng từ 2008 đến nay, giáo sư, phó giáo sư chỉ là ngạch bậc do các trường bổ nhiệm. Như vậy, giáo sư, phó giáo sư không phải là chức danh trọn đời nữa. Chỉ khi đạt tiêu chuẩn phải được một trường ĐH nào bổ nhiệm thì họ mới là giáo sư, phó giáo sư. Còn nếu chưa được bổ nhiệm thì họ chỉ đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư.

Giống như trường hợp của tôi, khi còn ở trường, tôi ở ngạch bậc giáo sư. Nhưng khi chuyển lên làm quản lý ở Bộ GD&ĐT, tôi chỉ được hưởng ngạch chuyên viên cao cấp và mặc nhiên không phải là giáo sư. Hết tuổi quản lý, tôi quay về trường thì sẽ được bổ nhiệm lại  giáo sư.

Cảm ơn ông.

Nguồn: Tiền Phong

Thảo luận