Phụ nữ Việt Nam với truyền thống "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh", không chỉ một lần đã trở thành biểu tượng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chúng tôi nhớ đến Nguyễn Thị Minh Khai — cán bộ nguồn của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Định — người được trao giải thưởng Quốc tế Hòa bình Lenin của Liên Xô năm 1968, và 5 năm sau trở thành người nước ngoài đầu tiên được Liên Xô trao tặng Huy chương «Tình hữu nghị giữa các dân tộc". Nhớ về con đường vinh quang của người kế nhiệm bà Nguyễn Thị Định trong cương vị phó chủ tịch nước Việt nam - bà Nguyễn Thị Bình.
Hiện thân của chủ nghĩa anh hùng đã được du kích Võ Thị Sáu thể hiện. Khi người sĩ quan chỉ huy cuộc xử bắn ra lệnh cô quỳ xuống, Võ Thị Sáu nói: "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!". Còn Võ Thị Thắng đã trở thành một nhà tiên tri, khi thẩm phán chế độ Sài Gòn kết án bà đến hai mươi năm tù, bà đặt câu hỏi: "Liệu chính quyền này có tồn tại đến hai mươi năm để bỏ tù tôi không?". Bà nói vào năm 1968, lời tiên tri này đã trở thành sự thật sau bảy năm.
Trong Ngày Quốc tế Phụ nữ, nhớ lại những người phụ nữ trong thế kỷ qua đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng trong cuộc đấu tranh vì tự do và độc lập của quê hương, một lần nữa suy nghĩ về sự giống nhau của số phận lịch sử dân tộc Nga và Việt Nam — Quốc gia mà cơ quan lập pháp cao nhất hiện nay đang do phụ nữ lãnh đạo — Valentina Matvienko và Nguyễn Thị Kim Ngân.