Theo tin tức của ấn phẩm, các nước sẽ bắt đầu một động thái "chưa từng có" vào thứ hai tới với việc triệu hồiđại sứ Markus Ederer, nhà ngoại giao người Đức, hiện là trưởng phái đoàn EU tại Nga trong thời hạn bốn tuần, điều nay được công bố ngày hôm qua.
Đặc biệt, tờ báo đưa tin mà không tiết lộ danh tính nguồn tin riêng: có thể có cả Pháp, Đức, Ba Lan, Ireland, Hà Lan, Estonia, Latvia, Litva, Bulgaria, Cộng hòa Séc và Đan Mạch tham gia hành động "phối hợp trục xuất hàng loạt".
Các nhà lãnh đạo EU tại hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Năm đã nhất trí về một tuyên bố chung về vụ việc ở Salisbury, cho biết rằng họ đồng thuận với đánh giá của Chính phủ Anh về trách nhiệm "rất có thể" của Liên bang Nga và sự thiếu vắng "bất kỳ lời giải thích chính đáng khác". Bên cạnh đó, Hội đồng châu Âu đã đồng ý ra quyết định triệu hồi trưởng đại diện EU tại Liên bang Nga để tham vấn ý kiến.
Tại Salisbury thuộc Anh ngày 4 tháng 3, cựu đại tá tình báo Sergei Skripal, người làm việc cho cơ quan đặc nhiệm Anh, và cô Yulia con gái ông ta đã bị ngộ độc. Phía Anh khẳng định rằng Nhà nước Nga tham gia vào vụ "đầu độc" Skripal bằng chất A234, mà họ coi ngang với "Novichok". Nga kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc dính líu trong "vụ Skripal".
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng việc cáo buộc Nga dính líu vào vụ đầu độc Skripal — là chuyện nhảm nhí, bởi vì không ai có thể tự cho phép mình hành động như vậy, đặc biệt là trước thềm cuộc bầu cử tổng thống và sự kiện tổ chức World Cup bóng đá.