Nga cung cấp than cho Việt Nam

Trước khi rời khỏi Việt Nam sau Hiệp định Genève năm 1954, thực dân Pháp đã phá hủy các cơ sở khai thác than ở Quảng Ninh.
Sputnik

Các chuyên gia Pháp đã dự đoán rằng chính quyền mới sẽ phải mất ít nhất 50 năm để khôi phục ngành công nghiệp than. Với sự hỗ trợ của Liên Xô, Việt Nam có thể rút ngắn thời gian khôi phục ngành than, nhanh gấp 10 lần so với dự đoán của Pháp. Ngày nay, Việt Nam là một trong những nước khai thác than lớn nhất ở Đông Nam Á.

Nga sẽ xuất khẩu than cốc tới Việt Nam

Than đá được khai thác trong nước được sử dụng tại các nhà máy nhiệt điện, nhà máy xi măng, và được xuất khẩu cho nước ngoài. Nhưng, có nhiều loại than đá khác nhau tuỳ thuộc vào các thuộc tính của chúng: có loại than được sử dụng để sản xuất điện năng và có loại than cốc. Việt Nam đang có nhu cầu về than cốc, loại than đá chuyên dụng cho nhà máy thép. Tuy nhiên, những mỏ than cốc không thể tìm thấy ở khắp mọi nơi, và không phải tất cả các mỏ đều được khai thác.

Công ty Nga Kolmar sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam. Công ty Kolmar được thành lập vào năm 2004 hiện nay là một tập đoàn lớn gồm các doanh nghiệp công nghiệp khai thác và chế biến than cốc nằm trên lãnh thổ vùng Neryungri, phía Nam nước Cộng hòa Sakha (Yakutia) ở khu vực Siberia của Nga. Trữ lượng than cốc tại các mỏ của công ty lên tới hơn 1 tỷ tấn, hầu hết là than cốc chất lượng cao với các thuộc tính hóa lý độc đáo.

Nhân viên Công ty Kolmar

Trong thành phần công ty Kolmar có hai xí nghiệp khai khoáng  và một nhà máy làm giàu quặng với công suất 2 triệu tấn / năm. Ngày 26/4, nhà máy làm giàu quặng thứ hai với công suất 6 triệu tấn / năm sẽ được đưa vào hoạt động. Nhà máy thứ ba sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay và sẽ có công suất lớn gấp đôi. Công trình xây dựng này của ngành công nghiệp than có quy mô lớn nhất sau sự tan rã của Liên Xô.

Mấy năm trước đây chúng tôi đã bắt đầu cung cấp than cho Trung Quốc và Nhật Bản,  - Phó Tổng giám đốc công ty Kolmar Anna Tsivileva nói với Sputnik. — Các chuyên gia của chúng tôi đã sang Việt Nam để khảo sát kỹ lưỡng thị trường than địa phương. Hóa ra, các nhà máy luyện thép lớn nhất tại Việt Nam: Khu liên hợp gang thép Hòa Phát và nhà máy luyện thép của Formosa có thể trở thành các khách hàng tiềm năng của chúng tôi. Chúng tôi đang thương lượng với Hòa Phát, đang thảo luận khối lượng và giá cả, và đã gửi cho họ mẫu để thử nghiệm sản phẩm của chúng tôi. Ban lãnh đạo công ty Hòa Phát cho biết, họ muốn nhận từ 30 đến 40 nghìn tấn hàng tháng.

Công ty Kolmar

Than cốc là định hướng sản xuất chính của Kolmar. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến than cốc tại các nhà máy làm giàu quặng xuất hiện sản phẩm phụ: loại than có thể được sử dụng trong ngành nhiệt điện chạy than và sản xuất xi măng. Công ty sẵn sàng cung cấp cái gọi là than "năng lượng" cho Việt Nam.

Than

Chúng tôi sẵn sàng bắt đầu cung cấp than cho thị trường than Việt Nam vào cuối năm nay, — bà Anna Tsivileva khẳng định. — Chúng tôi bảo đảm dịch vụ vận chuyển từ các cảng ở vùng Viễn Đông Nga bằng đường biển. Còn vào cuối năm 2019 công ty sẽ có cảng riêng ở khu vực Khabarovsk, Viễn Đông Nga.

1 / 2
Nhà máy "Inaglinskaya-1"
2 / 2
Nhà máy "Denisovskaya"
Thảo luận