“Không có nghề mại dâm tại Việt Nam”

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Xuân Lập, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ LĐTB&XH khi trao đổi với báo chí trước những đề xuất liên quan đến luật pháp, chính sách, quan điểm về vấn đề mại dâm tại Việt Nam hiện nay.
Sputnik

Mại dâm tại Việt Nam: Cấm, hợp pháp hay phi hình sự hóa?

Chia sẻ tại Hội thảo về quan điểm, định hướng xây dựng chính sách, pháp luật về mại dâm do Bộ LĐTB&XH tổ chức ngày 28/3, ông Nguyễn Trọng Đàm, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH cho biết, nên hình sự hóa, hay công nhận mại dâm là một nghề là vấn đề phức tạp ở Việt Nam. Trên thế giới, không có quốc gia nào hình sự hóa hoàn toàn hay phi hình sự hóa hoàn toàn các hoạt động mại dâm mà đều có những mức điều chỉnh khác nhau.

Việt Nam có bao nhiêu người bán dâm?
Đưa vào hoàn cảnh của Việt Nam, ông Đàm cho rằng:

"Nếu vẫn tiếp tục cấm các hình thức mại dâm như hiện nay, quy định chặt chẽ hơn trong việc xử lý các hành vi này, tương lai đoán trước được sẽ không có gì thay đổi so với hiện tại. Mại dâm vẫn sẽ tồn tại, nguy hại cao".

Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH cũng băn khoăn rằng: "Nếu coi mại dâm là một nghề, liệu có xuôi? Tôi đoán chắc là không. Vấn đề này còn liên quan đến nhiều vấn đề khác, phải có điều kiện làm nghề, quy định rõ làm ở đâu, quản lý vấn đề giới thiệu, quảng cáo ra sao. Thực tế, vấn đề coi mại dâm là một nghề đã được đưa ra thảo luận ở nhiều hội thảo trước đây".

TS Trần Văn Đạt, Phó vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) đề xuất:

"Quan điểm xây dựng luật về phòng, chống mại dâm cần hướng dần đến công nhận mại dâm là một nghề. Nhà nước nên thừa nhận mại dâm và tổ chức quản lý hoạt động mại dâm trong các khu vực riêng biệt như một số quốc gia để có thể quản lý cũng như hạn chế tối đa việc lây nhiễm các bệnh về tình dục. Tuy nhiên, đây là vấn đề cần có đánh giá, nghiên cứu một cách thấu đáo".

"Chợ gái mại dâm lưu động" trong thành phố Hà Nội
Theo ông Đinh Anh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), nước láng giềng Thái Lan không cho phép mại dâm, nhưng họ có quan điểm "hài hòa lợi ích" và từ đó quản lý tốt hơn hoạt động này, tiếp cận được những người hành nghề để hỗ trợ họ khám sức khỏe, can thiệp giảm nguy cơ.

Cụ thể, Thái Lan triển khai mô hình 100% bao cao su rất hiệu quả trong việc phòng chống HIV và các bệnh lây qua đường tình dục. Đây cũng là điểm thay đổi lớn so với khi nước này quản ký theo kiểu cấm đoán nghiêm ngặt, rất khó để tiếp cận nhằm kiểm soát tác hại.

Từ kinh nghiệm nghiên cứu các nước trên thế giới, đại diện tổ chức UNFPA phân tích, nếu phi hình sự hóa mại dâm sẽ không làm gia tăng tình trạng này. Ngược lại, còn giúp người mại dâm tiếp cận với các dịch vụ HIV và sức khỏe tình dục, tạo điều kiện hỗ trợ pháp lý cho người mại dâm để họ tiếp cận được nguồn thông tin và chương trình liên quan đến công việc, bảo hiểm, giao thông và các chương trình trợ cấp.

Tuy nhiên, nếu hợp pháp hóa mại dâm, coi đây là một nghề lại có thể tiềm ẩn những nguy cơ nhất định. Bởi đa số người mại dâm hoạt động bên ngoài hệ thống đăng ký. Cách tiếp cận này có thể đẩy số đông người mại dâm ra bên lề xã hội.

Ý kiến người Việt: 3 lý do không nên hợp thức hóa mại dâm ở Việt Nam
Hơn nữa, việc hợp pháp hóa, cũng có thể dẫn đến việc vi phạm các quyền con người, xuất phát từ việc cấp phép đăng ký kinh doanh, do buộc phải xét nghiệm, đăng ký người mại dâm với chính quyền.

Không có nghề mại dâm tại Việt Nam

Là cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm, ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội khẳng định, Việt Nam không thành lập phố đèn đỏ được, không có nghề mại dâm tại Việt Nam. Liên quan đến vấn đề này, tại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch, diễn ra tại Hội An ngày 9/8/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: "Việt Nam sẽ không có phố đèn đỏ, không làm casino tràn lan. Chúng ta không phát triển theo hướng đó".

Ông Nguyễn Xuân Lập cho rằng, Việt Nam cần tôn trọng công ước về quyền con người Việt Nam đã ký tham gia cũng như tôn trọng hiến pháp; loại bỏ khỏi đời sống xã hội những hình thức tổ chức, hoạt động mại dâm trái pháp luật, đặc biệt liên quan đến bóc lột tình dục, buôn bán phụ nữ và trẻ em.

Hot: Việt Nam có nên mở "phố đèn đỏ" ở Phú Quốc?
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác giảm hại đối với những người mua bán dâm và chính gia đình của họ, nâng cao chất lượng, khả năng tiếp cận dịch vụ cho người bán dâm và an sinh xã hội để những người này có thể hòa nhập cộng đồng.

Hiện nay Chương trình phòng, chống mại dâm 2016-2020 đã đưa ra những mô hình giảm hại người bán dâm và gia đình họ: Mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng, Trung tâm công tác xã hội; mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; mô hình hỗ trợ tăng cường năng lực của các nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực, câu lạc bộ của người bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống, bạo lực giới.

 

Nguồn: Báo Chính phủ, Tiếng Chuông

Thảo luận