Ông Vladimir Putin và ông Trần Đại Quang đã xác nhận điều này trong cuộc điện đàm gần đây. Đồng thời, hai nhà lãnh đạo cũng đã ghi nhận sự phát triển thành công trong việc hợp tác giữa Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) và Việt Nam.
Trong thời gian kể từ khi Hiệp định có hiệu lực từ tháng 10 năm 2016, — ông Hùng nói — trong quan hệ thương mại và kinh tế giữa Việt Nam và các nước thuộc EAEU đã diễn ra những chuyển biến tích cực lớn. Ví dụ, kim ngạch thương mại Việt Nam và Nga đạt được trong năm 2017, theo số liệu của Nga đạt 5,2 tỷ $, cho thấy gia tăng 35%, và theo số liệu của Việt Nam — 3,5 tỷ $, với mức tăng trưởng 31%. Theo số liệu của Nga, xuất khẩu của Việt Nam sang Nga là 3,3 tỷ USD, và Nga sang Việt Nam là 1,9 tỷ USD. Phương pháp tính toán của các nước chúng ta là khác nhau, nhưng bản chất là như nhau — cho dù tính như thế nào chăng nữa thì mức tăng trưởng so với năm 2016 là rất đáng kể. Xu hướng này được xác nhận bởi kết quả của hai tháng đầu năm nay. Vào tháng 1-tháng 2, mặt hàng xuất khẩu Việt Nam sang Nga tăng so với cùng kỳ năm ngoái, lên tới 343 triệu $, tức là 23%. Xuất khẩu của Nga sang Việt Nam cũng tăng lên.
Các chỉ số này thậm chí có thể lớn hơn nếu không có một số rào cản vẫn còn tồn tại giữa hai nước trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, việc bãi bỏ những khó khăn này đã được Chủ tịch nước Việt Nam nói đến trong một cuộc họp gần đây tại Hà Nội với Bộ trưởng Ngoại giao Nga.
Đó trước hết là các rào cản về hải quan và các vấn đề liên quan đến chứng nhận sản phẩm, ông Nguyễn Quốc Hùng nêu cụ thể. — Đó chính là những điều cản trở sự phát triển hợp tác trong một số lĩnh vực. Ví dụ, Nga cần hải sản, rau quả, cà phê, chè, hạt tiêu của Việt Nam. Và Việt Nam cần nhập từ Nga — lúa mì, dầu thực vật. Tuy nhiên, không phải tất cả các rào cản hành chính đã được loại bỏ. Khó khăn vẫn tồn đọng với các dịch vụ logistics, cả quy tắc thanh toán của hai bên vẫn chưa được điều chỉnh, hơn nữa những việc này bị ảnh hưởng xấu từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga.
Khối lượng đầu tư có thể lớn hơn nữa. Trong năm qua, một ví dụ điển hình về vấn đề này là công ty TH của Việt Nam, bắt đầu xây dựng tổ hợp chăn nuôi bò sữa ở một số vùng của Nga. Đối với Việt Nam, sẽ hữu ích trong việc đầu tư của Nga vào ngành ô tô, trong lĩnh vực công nghệ cao.
Công tác thông tin hai chiều của các doanh nhân hai nước về thị trường có thể của nhau, về các đối tác tiềm năng chưa thật đầy đủ. Việc tìm kiếm thông tin cần thiết đôi khi mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. Việc thành lập một cấu trúc chung, ở cấp quốc gia hoặc khu vực sẽ là hợp lý, hữu ích cho cả hai bên, tạo điều kiện cho việc thiết lập quan hệ đối tác, chủ yếu giữa các đại diện của doanh nghiệp vừa và nhỏ.