Liên tiếp lập các kỷ lục và công bố một loạt dự án mới, tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng đã chứng kiến túi tiền của mình tăng hơn 2,4 lần trong vòng tròn 6 tháng qua lên 7 tỷ USD và lọt top 240 người giàu nhất hành tinh.
Đây là lần đầu tiên một vị tỷ phú người Việt lọt vào top 250 người giàu nhất thế giới.
Hàng loạt tham vọng của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng tiếp tục nuôi dưỡng đà tăng cho cổ phiếu Vingroup (VIC). Với tốc độ này, ngay trong năm 2018, ông Phạm Nhật Vượng, chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC) sẽ có 15 tỷ USD và lọt top 100 người giàu nhất hành tinh.
Hiện người giàu thứ 100 trên bảng xếp hạng của Forbes tính tới ngày 5/4 là Lukas Walton, một cổ đông của Walmart, người Mỹ với tài sản 14,8 tỷ USD
Giới đầu tư đang trông đợi vào một số dự án lớn của Vingroup. Trong đó có kế hoạch ra xe máy điện đầu tiên vào tháng 9 tới và sedan và SUV vào tháng 9/2019 của thương hiệu ô tô Vinfast của tập đoàn này.
CTCP Vinhomes hình thành từ 3 thực thể là: CTCP Phát triển đô thị Nam Hà Nội (NHN) từng đăng ký giao dịch trên Upcom, và 2 thành viên khác thuộc Vingroup là: CTCP Đầu tư Xây dựng Tân Liên Phát (là chủ đầu tư trực tiếp của dự án Vinhomes Central Park tại TP.HCM) và CTCP Kinh doanh và Quản lý Bất động sản Vinhomes (Vinhomes Management).
Một lĩnh vực khác mà Vingroup được cho là đang đầu tư là dược phẩm. Đây cũng là một mảng có tiềm năng rất lớn và hứa hẹn góp phần vào sự bứt phá chung của tập đoàn của ông Phạm Nhật Vượng.
Vingroup vượt qua Vinamilk (VNM) trở thành doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK).
Trước đó, cuối năm 2017, ông Phạm Nhật Vượng từng 1 ngày lịch sử chiếm 2 đỉnh cao: Giành lại vị trí người giàu nhất trên TTCK Việt Nam vừa sở hữu doanh nghiệp tư nhất lớn nhất nước.
Với vị trí hiện tại, ông Vượng đã bỏ xa các 4 tỷ phú USD đã được thế giới công nhận (Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Đình Long, Trần Bá Dương — theo Forbes; và Nguyễn Đăng Quang theo Bloomberg) và 2 tỷ phú USD chưa được thế giới công nhận (Trịnh Văn Quyết và Bùi Thành Nhơn).
Hàng loạt cổ phiếu khác trên TTCK Việt Nam gần đây cũng lập hoặc duy trì mức giá kỷ lục như: Bảo Việt (BVH), VCB, PNJ, FPT…
Nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa. Trong khi đó, nhóm bất động sản, xây dựng và chứng khoán tiếp tục thu hút dòng tiền như: CII, HBC, VND, CTS, VCI,…
Trước đó, kết thúc phiên giao dịch 5/4, VN-index tăng 1,63 điểm lên 1.193,17 điểm; HNX-Index tăng 1,43 điểm lên 136,75 điểm. Upcom-Index giảm 0,04 điểm xuống 60,42 điểm. Thanh khoản đạt 310 triệu cổ phần. Giá trị đạt 8,8 ngàn tỷ đồng.
Theo: VietnamNet